bên ấy qua nhấc cái dóng tre hờ hững đơn sơ rồi giơ tay chào người
đồng chí qua biên giới.
Những đường biên giới. Bao giờ tôi cũng tưởng tượng một cách
ngây ngô: đường biên giới phân chia nước này, nước khác là không
có thật - thế mà biên giới là có thật và thật là khác nhau. Bến Thà
Dừa bên này, tỉnh lỵ Nong Khai bên kia sông Mê Kông giữa Lào và
Thái Lan. Từ Bra-ti-sla-va sang bên kia cầu tới thành Viên Thủ đô
nước Áo, bên ấy có quân đội Tây Âu và binh lính Mỹ. Ga Nhị Liên
phía Trung Quốc, ga Chu-mu-it-ti-ga. Đường lạc đà, bên Mông Cổ,
ga Bằng Tường kia và ga Đồng Đăng đây, dây thép gai bề bộn và
đau lòng.
Còn như Xa Mát bên này, làng Ban Phnom nước bạn bên kia,
hôm nay tĩnh mạc như tờ, nhưng ba tháng trước còn đầy khủng
khiếp.
Xuống Xoài Riêng sang phổ huyện Gò Dầu - qua những nơi tan
hoang từ dọc đường bên kia đến đây vì giặc Pôn Pốt, càng yêu
thương quang cảnh đông vui ấm áp lạ thường. Bên sông Gò Dầu,
thuyền đò san sát. Nhà sàn chăng cột chi chít mặt nước. Những dãy
phố, những hàng quán nghìn nghịt người, những ruộng lúa chín
vàng đang vào vụ gặt, những khoanh cũi đập lúa nhấp nhô giữa mặt
ruộng vàng óng. Những cánh đồng nước xanh om, đều tăm tắp như
những khung xanh. Lại không ai tưởng mới mấy tháng trước, có
những trái đạn cối đã nhảy sang đây, một vùng mà cuộc sống sông
nước, đò giang, phố và bến lúc nào cũng khao khát bình yên.
Tôi qua Châu Đốc. Vừa ra đầu thành phố đã thấy kênh Vinh Tế
phù sa cạn đục lờ. Nhưng xa nữa chỉ còn đồng hoang rợn cỏ.
Người Chăm, người Chà “Châu Giang” ở ngoại ô, trước cửa
nhà trồng hoa cúc vạn thọ. Những nhà sàn cao, thang nhà dựng
đứng. Bao lâu nay, đền đài vắng ngắt. Cả đến tháng ra-ma-đam có lễ