KÍ ỨC ĐÔNG DƯƠNG - Trang 67

những buồng chuối, những mớ rau cải sớm. Cuộc sống thành phố ấy
thật bình thường bên cạnh nước mấp mé lụt lội đến nơi.

Viêng Chăn không lặng lẽ thế đâu. Mê Kông nguồn từ Tây

Tạng, cùng gốc với Dương Tử và sông Hằng, dài ba nghìn ki-lô-mét
thân mình. Thế mà đã có cả một nghìn tám trăm năm mươi ki-lô-mét
đường nước qua đất Lào. Nhưng cũng không thể đem cái lo toan
của con người ở với sông suối dữ dội vùng sông Hồng quê tôi đến
đây mà trông, mà nghĩ về nước lên ở con trường giang này.

Đến mùa mưa, nước Mê Kông dù có lên tràn bờ rồi nước cũng

lại rút, xưa rày vẫn thế.

Con trạch đê chạy dọc bờ sông thành phố mới đắp năm ngoái.

Công trình của nhân dân lần đầu tiên biểu hiện sức mạnh con người
chống nạn nước. Bởi vì Mê Kông vốn chưa bao giờ cần có con đê.
Năm 1966, nước ngập Viêng Chăn.

Cả thành phố một tháng chạy lên trú vùng đất cao quanh Tháp

Luông.

Năm nay, lại có nước lớn. Nhưng cách mạng bảo: Thành phố

chúng ta không thể bị lụt. Cả thành phố đã đi chặn nước.

Viêng Chăn như lặng tờ. Nhưng thật ra Viêng Chăn đương sôi

nổi. Viêng Chăn thế đấy.

Viêng Chăn của cảnh đẹp và di tích lịch sử, có sức sống với

dáng dấp riêng của mình. Mọi sinh hoạt bình thường, xe cộ, chợ búa,
cửa hàng cửa hiệu bên những hoạt động của cán bộ, các cơ quan, bộ
đội, công nhân nhà máy, tự vệ dân quân khu phố, học sinh nhộn
nhịp ra canh giữ, đắp thêm những quãng đê yếu. Từng đoàn ô tô
đầy người với tiếng hát, tiếng trống. Không phải tiếng ngũ liên rợn
sông Hồng vào mùa nước, mà tiếng nhịp bằng hai bàn tay đệm
thoang thoảng cho tiếng hát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.