thành quan giám sát cho chúa thành Suruga là Dainagon Tadanaga
bổng lộc một vạn thạch. Song sau đó chủ nhân Tadanaga bị anh trai mình là
Iemitsu ngầm hại, họ Tokugawa ở Suruga tuyệt diệt nên Watanabe Kouan
trở thành Samurai vô chủ. Theo như lời đương sự sau này thì lão đã chu du
sang Trung Hoa, lang bạt qua các miền rồi trở về nước ba mươi năm sau.
Sau khi về nước lão Kouan dựng am ẩn cư trước chùa Gokokuji.
Lão nhân Kouan mất vào năm Houei thứ tám, được một trăm hai
mươi tám tuổi. Hai năm trước đó, vào mùa xuân năm Houei thứ tám, có
chúa phiên Kaga một trăm vạn hộc là Thái Thú Maeda Tsunanori nghe tin
đồn về kinh lịch của Kouan nên cho hầu cận thân tín là Sugiki Sanno Jou
đến thăm viếng và ghi chép lại những chuyện về nhân vật này.
Khi Sugiki Sanno Jou đến thăm Kouan thì rất đỗi ngạc nhiên, dung
mạo của lão không khác người ở tuổi bảy mươi là mấy. Răng hãy còn cứng,
tai hãy còn tinh tường như người trẻ tuổi. Chỉ có đôi chân là hơi yếu, khi đi
lại gặp chút khó khăn.
Từ đó trở đi Sugiki đều đến thăm Kouan đều đặn trong vòng hai
năm cho đến lúc mất. Những điều nghe được ghi chép thành tập chừng
trăm tờ giấy. Đó là tập “Kouan Taiwa” còn sót đến ngày nay.
Nội dung của tập đối thoại này là những điều Kouan tai nghe mắt
thấy trong suốt cuộc đời kéo dài hơn một thế kỷ của mình, có những
chuyện đàm luận lịch sử, chiến trận, mà cũng có cả những câu chuyện
truyền miệng khôi hài như
- Gongen sama
viết chữ xấu như thằng không biết chữ.
Kouan nói:
- Gongen sama học chữ ở chùa Hozouin xứ Mikawa nhưng ngay cả
những chữ cơ bản nhất viết cũng không nên. Mà chữ ký cũng bẩn thỉu lắm.
Đấy là chuyện của hơn chín mươi năm sau từ khi Ieyasu qua đời.
Đáng lý ra không nên châm chọc những chuyện xấu của cố chủ,
nhưng con người ta đã sống đến một trăm hai mươi tám tuổi rồi thì còn cần
gì đến e dè hay đàm tiếu của thế gian.
Nhân vật Watanabe Kouan này hơn Miyamoto Musashi hai tuổi và
sống hơn nửa thế kỷ từ khi Musashi mất. Trong suốt cuộc đời hơn trăm