năm này, Kouan đã từng thực tế quan sát Miyamoto Musashi. Ký sự về
Musashi cũng xuất hiện trong tập đối thoại này.
Đến đây, tại sao tôi lại viết dài dòng về lão Kouan này, là vì tôi nghĩ
rằng để quyết định hình tượng kiếm khách Musashi còn chưa rõ ràng này
thì “thực kiến” của Watanabe Kouan là đáng tin cậy nhất. Vả lại những
chuyện về Musashi thì chính ông có viết lại trong cuốn “Gorin no sho” và
trên văn bia do dưỡng tử Miyamoto Iori dựng, “Niten koji bumi”
. Sau
này có nhiều chuyện do hậu nhân viết lại nhưng nếu dựa vào giải thích của
những tư liệu này thì cũng có thể hiểu Musashi chẳng phải là một kiếm hào
vĩ đại đến thế. Thật ra thì những thuyết như thế này nhiều lắm.
Musashi trong cuốn “Gorin no sho” có viết về kiếm lịch của mình
- Ta từ nhỏ đã để tâm đến binh pháp
, chu du qua nhiều nước
, gặp nhiều binh pháp giả, đấu hơn sáu mươi trận nhưng chưa một lần
thất bại.
Đúng là mình nói về mình thì sao cũng được. Nhưng “binh pháp
giả” mà Musashi nhắc tới là những ai? Trừ danh môn Yoshioka ở Kyouto ra
thì bọn Musou Gonnosuke, Ose Hayato hay Tsujikaze gì gì đó chỉ là bọn
kiếm khách hạng hai, hạng ba mà thôi. Musashi sống vào đầu thời Edo, là
thời đại hoàng kim của trong lịch sử võ nghệ Nhật Bản và Edo chẳng phải
là nơi tập trung anh hùng hào kiệt, danh nhân thiên hạ sao? Có thể kể qua
một vài cái tên ở Edo, như Yagyu Tajima Nokami Munenori, thế sao
Musashi không một lần ghé đến?
Dĩ nhiên Yagyu Munenori là quan tổng giám sát
, trọng thần
của Mạc Phủ, là một Daimyou một vạn hai ngàn năm trăm hộc, lại giữ chức
“Kiếm thuật chỉ nam” cho nhà Tướng Quân Tokugawa thì chẳng có lý gì
nhận lời thách đấu của một kiếm sĩ giang hồ lang bạt như Musashi cả.
Nhưng trong số bọn môn đệ của nhà Yagyu thì có những người được thừa
nhận là danh nhân thiên hạ như Kimura Sukekurou, Shouda Kizaemon,
ngoài ra còn có Kamiya Denshin phái Shinkage Ryu đời thứ năm, Onojirou
Uemon phái Ittou Ryu,.... Musashi mấy lần đặt chân đến Edo nhưng không
hề thấy dấu tích gì của việc đến thăm viếng những kiếm khách có kiếm lịch
rõ ràng này. Thế là tại sao?