KIẾM KHÁCH LIỆT TRUYỆN - Trang 263

Gempachi để đề cập đến một kiểu người, một cách sống trong xã hội mà có
lẽ tác giả đồng cảm được. Lánh xa mọi danh vọng, tiền bạc chẳng phải là vì
chán ghét công danh, muốn an nhàn cuộc đời thanh cao gì mà chỉ là vì rất
muốn có nó, nên lại sinh ra sợ. Chẳng bao giờ nhắc đến việc xuất thế lập
thân cũng chỉ vì nó luôn canh cánh bên lòng.
“Nhu thuật sư đồ ký” nói đúng ra là một truyện sắc tình. Không có
ý nghĩa thâm sâu như truyện đầu tiên, nhưng cái đặc sắc là dụng ý miêu tả
của tác giả. Đúng là chỉ mây nói gió thật. Tâm của kẻ luyện võ chẳng phải
chỉ có đạo mà thôi, mà còn có dục nữa. Xét về điểm này thì kẻ võ nghệ
chẳng khác gì người thường chúng ta.
“Heinai rái cá” lại miêu tả về cuộc đời của khai tổ phái kiếm Mugai
Ryu, một nhân vật có thật như hầu hết nhân vật xuất hiện trong sách. Một
kỳ tài, một dị nhân nhưng lại sống một đời chẳng màng thế gian.
Người Nhật vẫn đánh giá Ikenami Shou Tarou là đại biểu của quần
chúng trong khi Shibaryou Tarou là người viết cho tầng lớp trí thức. Quả
thật vậy, văn Ikenami không đòi hỏi nhiều kiến thức để hiểu mà chủ yếu
dựa vào “cảm” của từng người. Trái lại, để đọc Shibaryou thì người ta cần
phải có một số kiến thức nhất định, nhất là về mặt lịch sử. Điểm thú vị của
tác giả này là cách nhận định vấn đề hết sức phóng khoáng. Miyamoto
Musashi được tôn xưng là vị kiếm thánh, thần võ nghệ, nhân vật kiệt xuất
trong chư nghệ chư năng, học thuật. Nhưng qua “Chân thuyết Miyamoto
Musashi” tác giả lại miêu tả hình tượng nhân vật này từ nhiều góc độ khác
nhau, có cả cái nhìn đối lập từ phía họ Yoshioka. Dù sao cũng không thể
phủ nhận rằng Musashi là nhân vật mị lực nhất trong lịch sử Nhật Bản, và
cũng là một nhà tư tưởng lớn của thời đại đó. Chỉ qua mẩu chuyện đi trên
miếng ván rộng ba tấc là có thể thấy được điều này. Cùng là miếng ván
rộng ba tấc nhưng nếu đặt trên mặt đất thì người ta bước đi dễ dàng, còn
khi treo lên cao trăm trượng thì lại sinh lòng sợ hãi mà không dám bước đi.
Musashi đã nhìn ra điểm này thì cuộc đời bất bại cũng là điều đương nhiên.
“Kiếm khách kinh đô” lại đặt cái nhìn của tác giả từ phía nhà Yoshioka, có
những cảm thông với họ này, và cũng nói lên được cái bế tắc của thời đại:
võ nghệ kiếm thuật chẳng dùng để công thành đoạt nước nữa thì duy trì làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.