động theo tập thể. Một số sự kiện, một cơ hội hay mối đe dọa sẽ dẫn tới các
cuộc họp này. Điều mới mẻ và đáng sợ luôn kích thích hành vi con người −
tốt nhất lẫn xấu nhất – vì thế bạn có thể thấy một số phản ứng: lôn xộn,
không chắc chắn, không kiểm soát được, ngang bướng. Các cuộc họp này
cũng có thể rất đáng nhớ, tùy thuộc vào khả năng quản lý.
4. Các cuộc họp lớn, trong đó các viên chức cấp cao nói chuyện với hàng
nghìn nhân viên − được tổ chức để thúc đẩy động lực, ăn mừng, kích thích,
thể hiện bản thân... − là các sự kiện giải trí, vui vẻ ngoài phạm vi của
chương này.
Trong chương này, chúng tôi đưa ra các cách nhằm cải thiện và phát triển
các kiểu cuộc họp 1, 2, và 3.
CÁC CUỘC HỌP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
Chúng ta phải cải thiện các cuộc họp, chứ không phải hủy bỏ chúng. Con
người luôn thể hiện nhu cầu đoàn kết, gắn bó, đặc biệt là trong những lúc
khó khăn hay chiến thắng. Vì vậy, các cuộc họp vẫn phải được tiến hành và
duy trì đều đặn. Dù là họp ảo hay thực − trong những lúc khó khăn hay có
cơ hội − chúng ta có thể làm cho các cuộc họp diễn ra nhanh chóng, mang
tính xây dựng, thoải mái và hấp dẫn.
Chúng ta gặp gỡ để chia sẻ thành tựu và đề xuất nhu cầu của mình
Khi tập hợp lại trong một không gian, thực hoặc ảo, với các đồng nghiệp,
ông chủ hoặc khách hàng, chúng ta đang học hỏi thông qua quan sát:
• Chúng ta có thể tin tưởng ai.
• Làm thế nào chúng ta đáp ứng được các điều kiện khác nhau.