CHÚ Ý: Điều thứ 4 − Đưa ra quyết định chung − có thể ẩn giấu một cái
bẫy. Chúng ta có thể thuyết phục bản thân rằng các quyết định sẽ tốt hơn
khi được chia sẻ. Nhưng nên nhớ, nếu việc đưa ra quyết định là nhiệm vụ,
trách nhiệm của bạn, bạn phải kiểm soát ý định chia sẻ trách nhiệm của
mình với người khác.
Dưới đây là một số sự lạm dụng cuộc họp điển hình: Một người quản lý
hoặc chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với một quyết định khó
khăn. Trong cơn mệt mỏi và sợ hãi vì phải suy nghĩ về quyết định đó, nhà
quản lý nhận ra một cơ hội: cuộc họp nhân viên hàng tuần sắp tới. Vì vậy,
vấn đề khó khăn này đã được bổ sung vào chương trình họp. Lấy dữ liệu từ
mọi người làm tăng giá trị của quyết định trong khi giảm gánh nặng cho
người ra quyết định. Cuối cùng, quan trọng là người quản lý vẫn phải quyết
định. Tuy nhiên, nếu quyết định đi ngược lại với sự đồng thuận, các thành
viên nhóm sẽ phật ý. Lần tới họ chắc chắn không có động lực giúp đỡ bạn
nữa.
TIẾNG NÓI THỰC SỰ
Nhà quản lý quy trình Andrea Cifor hoài nghi về việc “hủy bỏ quyết định”
trong một số cuộc họp mà bà đã chứng kiến trong suốt sự nghiệp kinh
doanh của mình. Dưới đây là quan điểm của bà:
Việc tập trung quá nhiều vào tìm kiếm sự thống nhất trong một nhóm lớn có
thể gây lãng phí thời gian. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc các nhà quản lý bước
lên phía trước và định hướng sự nghiệp kinh doanh. Tính dân chủ có vai trò
của nó, do đó tính tôn ti trật tự mà người ra quyết định nắm giữ cũng vậy.
Đừng triệu tập một cuộc họp chỉ vì bạn có quyền!
Khi chứng kiến các trường hợp nêu trên, có thể bạn cũng muốn đặt ra cho
mình một vài nguyên tắc về triệu tập một cuộc họp. Dưới đây là năm lý do