KIỂM SOÁT THỜI GIAN - CHU TOÀN MỌI VIỆC - Trang 16

này, hãy cố gắng tránh chiếc bẫy thứ ba trong số ba siêu bẫy: Để sự cấp
thiết lấn át tính hiệu lực.

KHÔNG ĐỂ SỰ CẤP THIẾT ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ LỰA CHỌN CỦA
BẠN

Chỉ sau khi đã đánh giá những kỳ vọng là thực tế, bạn mới được phép để
tâm tới vấn đề tính cấp thiết. Nguyên tắc mới như sau: Tính cấp thiết là tiêu
chí giúp phân định thắng thua giữa hai nhiệm vụ có tính hiệu lực ngang
nhau.

Đây cũng chính là tiêu chí giúp các bệnh viện dã chiến lựa chọn theo mức
độ nguy cấp của các chiến sĩ, việc họ đưa các bệnh nhân vào phòng giải
phẫu nhanh như thế nào không quan trọng, mà quan trọng là việc quyết
định tính nghiêm trọng của chấn thương và khả năng sống sót sau giải phẫu
của mỗi bệnh nhân. Chẳng hạn, vài ca bị thương được đưa vào bệnh viện dã
chiến. Có hai người bị thương nguy hiểm đến tính mạng (Họ được gọi là
các bệnh nhân nhóm A). Những người khác có vết thương ít nghiêm trọng
hơn và đang dần ổn định lại (Họ là các bệnh nhân nhóm B). Trong trường
hợp chỉ có một bác sĩ giải phẫu, thì tính cấp thiết sẽ được sử dụng làm tiêu
chí quyết định giữa các bệnh nhân nhóm A: cùng nghiêm trọng như nhau
nhưng nếu một người khỏe hơn người kia, thì trường hợp nào mong manh
hơn sẽ được đưa vào phòng giải phẫu trước. Bệnh nhân khỏe hơn sẽ được
đưa vào sau. Còn những ca bệnh nhóm B vẫn sẽ phải đợi, dù họ được quan
tâm chăm sóc, nhưng chưa được phẫu thuật ngay. Họ không rơi vào tình
trạng giống nhóm A.

Tương tự, nguyên tắc phân định thắng thua này cũng được áp dụng trong
kinh doanh. Tính cấp thiết được dùng để phân định hai vấn đề thương mại
có tầm quan trọng ngang nhau. Nếu phân loại công việc theo tầm quan
trọng khách quan, bạn sẽ không bị choáng ngợp bởi những người đưa ra
yêu cầu vốn coi bản thân là “số một”. Bạn chắc chắn sẽ phải áp dụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.