1. Một mục tiêu đủ rõ ràng và hấp dẫn để tiếp thêm sinh lực cho chúng ta tại
thời điểm bắt đầu và duy trì nó cho tới khi kết thúc.
2. Một hệ thống ưu tiên để giữ tập trung vào những vấn đề quan trọng/khẩn
cấp, hơn là vào những công việc nhỏ hơn gây mất tập trung, được định
nghĩa là “công việc bận rộn”.
3. Một bộ chuông báo động − công cụ giúp chúng ta chú ý và tái tập trung
khi thói quen quỷ quyệt kéo chúng ta trở lại sự trì hoãn.
HẬU QUẢ DO TÍCH LŨY CÔNG VIỆC
Cho dù “những khách hàng” của chúng ta trong nội bộ hay bên ngoài,
chúng ta vẫn phải cẩn thận: họ sẽ xử phạt sự trì hoãn nghiêm khắc hơn đối
với các lỗi lầm chính đáng hoặc sửa chữa các sai sót về chất lượng.
Tại sao? Bởi vì ông chủ và khách hàng thực sự cảm thấy phẫn nộ khi bị giữ
làm “con tin” − bị đặt vào những rủi ro vào phút chót không một lời cảnh
báo. Ông chủ, khách hàng và đồng nghiệp sẽ tấn công lại bất kỳ người nào
không hoàn thành công việc đúng thời hạn.
Và kết quả cuối cùng sẽ là gì? Sếp của những kẻ trì hoãn có thể áp đặt kỷ
luật ngay lập tức (áp đặt cả các cam kết và thời gian biểu) hoặc những kẻ trì
hoãn sẽ dần dần bị loại ra khỏi các dự án quan trọng, những dự án nhóm thú
vị − và cuối cùng, bị cô lập với một loạt các công việc thông thường dễ
dàng định lượng và tự kiểm tra, giám sát. (“Hoặc anh giải quyết 50 mục/giờ
theo đúng tiêu chuẩn hoặc anh bị loại!”)
Sự từ chối làm giảm trách nhiệm
Những người trì hoãn không chú ý rằng: hành vi của họ không phải cố ý,
tính toán hay có ác tâm. Những người trì hoãn và “những người không hoàn
thành” đơn giản là không liên hệ những bước sai lầm gần đây với những