• Lo sợ thất bại? Nếu một nhiệm vụ có nguy cơ rủi ro, nếu mọi người có vẻ
kỳ vọng quá cao, nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về các kỹ năng của
mình, bạn có thể miễn cưỡng bắt đầu.
• Thờ ơ? Giống như một loài cỏ dại kiên cường, năng lượng thấp và sự thờ
ơ sẽ bén rễ ra tất cả các hướng, kìm hãm động lực. Thậm chí những nhiệm
vụ đơn giản cũng có thể thất bại khi có rất nhiều điều gây xao lãng tốn thời
giờ.
• Sự tức giận hoặc thù địch đối với người yêu cầu? Ngay cả khi điều đó là
chính đáng, thái độ tiêu cực có thể gây nên sự chậm trễ. Một số người hay
trì hoãn nung nấu nỗi oán giận với những đối tượng “họ”, dù đó là bất kỳ ai
nắm quyền. Bị ngăn thể hiện sự thù địch trực tiếp trong công việc, một số
người đơn giản giấu kín các nỗ lực, giống như một đứa trẻ giận dữ đang nín
thở − như thể nếu làm như vậy thì chúng sẽ khiến các bậc phụ huynh đầy
quyền lực bị ngột thở!
Tập hợp những lời bào chữa phổ biến
Tất nhiên, không ai trong chúng ta dễ dàng thừa nhận bất cứ động cơ nào.
Thay vào đó, chúng ta hợp lý hóa chiến thuật trì hoãn với những lời bào
chữa, một số hợp lý còn một số thì không:
• Tôi không có các công cụ hoặc tài liệu cần thiết.
• Tôi buộc phải chờ đợi các phòng ban khác cung cấp những thông tin chi
tiết.
• Không có sự cấp bách thực sự nào: yêu cầu này là từ một ai đó đang muốn
nâng thứ hạng của họ.
• Tôi sẽ làm việc đó sau: Tôi làm việc hiệu quả nhất dưới áp lực.