lộ qua ngôn ngữ cơ thể của những người trì hoãn. Giống như một trong
những lập trình viên phàn nàn về một đồng đội hay chần chừ, trì hoãn:
“Không, cô ta không chịu đựng được căng thẳng: cô ta là một mầm bệnh!”
Ngay cả đối với những người trì hoãn trong tình trạng quá tải công việc mà
không cách nào giải quyết, việc trì hoãn không phải là cái giá tồi tệ nhất mà
đội của họ phải gánh chịu. Thay vào đó, nguy cơ lớn hơn phát sinh trong
những “phiên họp giải cứu giờ thứ mười một điên rồ” khi đội của họ cố
gắng tránh các lỗi nghiêm trọng. Trong giai đoạn nước rút để hoàn thành
nhiệm vụ kịp thời hạn, đội có thể chuyển sang những kết quả kém cỏi với
chi phí cao hơn mà không có cơ hội bình tĩnh xem xét lại.
Tự lừa dối hay thái độ cứng đầu?
Những người không bắt đầu hoặc kết thúc đúng giờ không hẳn là những
người lười biếng. Họ không chỉ vô tình phí phạm thời gian khi những người
khác làm việc hoặc chờ đợi. Thay vào đó, chính họ lại bận rộn với các
nhiệm vụ mình thích, trong khi trì hoãn các nhiệm vụ họ cho là nặng nề,
khó chịu hoặc đáng sợ. Nhiều người rất tài tình khi tỏ ra mình đang bận
rộn.
Những nhiệm vụ đòi hỏi tính kỷ luật hoặc tài ngoại giao bị ghét cay ghét
đắng − ngay cả khi họ có thể nhanh chóng giải quyết nó. Thực sự thì hầu
hết chúng ta sẽ phải rèn luyện bản thân cứng rắn lên trước khi đưa ra lời
khiển trách cần thiết, gọi điện cho một khách hàng tiềm năng bất đắc dĩ,
hoặc trả lời một khách hàng đang vô cùng giận dữ. Những công việc đòi hỏi
nỗ lực hơn, đầy rủi ro, gây bối rối luôn khó khăn đối với tất cả chúng ta.
Tuy nhiên, đối với những người hay trì hoãn − công việc càng khó khăn thì
càng được giấu kỹ. Ngay khi chiếc đồng hồ được treo lên tường thì nó cũng
đã chết vì không được lắp pin. Sau đó, thật hợp lý khi bạn gập đống tài liệu
giấy tờ lại và trở về nhà. Ngày mai là một ngày mới. Cho đến khi ông chủ