hay khách hàng nhảy dựng lên, những người trì hoãn luôn né tránh nghĩ đến
hậu quả.
Đôi khi, một vị sếp hoặc người yêu cầu đầy cảnh giác phát hiện ra sự chậm
trễ kịp thời để tìm ra cách khắc phục. Nếu có một sự thử thách, những
người trì hoãn sẽ thực sự bị sốc. Sau đây là một trường hợp điển hình:
Một sáng thứ Sáu nọ, Kazuko, người quản lý thông minh và tốt bụng, đã
giao một nhiệm vụ quan trọng cho nhân viên phân tích Doug. Trước tiên,
Kazuko cùng Doug xem qua danh sách những-việc-cần-làm của Doug và
đánh dấu hoãn hai nhiệm vụ để nhường chỗ cho một nhiệm vụ mới.
“Đừng lo lắng về việc này”, Kazuko nói. “Tôi đang làm rõ một bản hợp
đồng có sự tham gia của nhiều người đứng đầu các phòng ban.”
Hai ngày trôi qua, không thấy Doug bắt đầu công việc, Kazuko yêu cầu anh
ta tạm dừng để trình một bản báo cáo tiến độ. Cuộc nói chuyện khi Kazuko
bước vào phòng làm việc của Dogh:
Doug: Vâng, tôi biết, tôi biết... Có lẽ tôi nên bắt đầu nhiệm vụ mới sớm hơn
nhưng tôi lại phải làm những việc khác. Dù sao thì cô cũng đừng lo lắng, tôi
là một trong những người làm việc hiệu quả nhất dưới áp lực. Tôi có thể
làm xong trước thứ Sáu. Đó là thời hạn chót cô đưa ra phải không?
Kazuko: Đúng, thứ Sáu là hạn cuối cùng. Nhưng tôi đã nói với anh rằng
thời gian ước tính cho công việc này là từ 8-10 giờ, thậm chí nếu mọi việc
suôn sẻ, thì sau đó một vài yếu tố phải được cân nhắc lại kỹ càng dựa trên
kết quả thu được, vì vậy anh không thể chờ đợi cho đến ngày hết hạn rồi
mới bắt đầu.
Doug: Tôi vẫn còn rất nhiều công việc phải giải quyết.