• Lần trước tôi đã xúc tiến công việc nhanh chóng cho khách hàng này
nhưng lại không nhận được một lời cảm ơn nào.
• Những người khác sẽ nhận được sự tín nhiệm cho những gì tôi làm, vậy
cớ sao tôi phải vội vàng?
• Tôi chưa bao giờ được cấp trên hướng dẫn rõ ràng, họ chẳng bao giờ sẵn
sàng làm rõ mọi chuyện cả.
• Người đưa ra yêu cầu cứ 20 phút lại thay đổi một lần. Tôi sẽ chỉ chờ đợi
thôi.
Có thể bạn từng đúng khi trì hoãn một công việc do một người nổi tiếng là
hay thay đổi suy nghĩ đưa ra. Chuyện đó rất bình thường. Nhưng có lẽ
chúng ta phải thừa nhận rằng thật khó để vui vẻ giải quyết công việc khi
người yêu cầu tỏ thái độ không mấy nhiệt tình.
SỰ TRÌ HOÃN GÂY THIỆT HẠI TRÊN TẤT CẢ CÁC MẶT
Dù bạn có nhận thức được hay không, sự trì hoãn gây thiệt hại khi:
• Một số người đến họp trễ, và sau đó khiến người khác phân tâm.
• Một số người trả lời email chậm và không trả lời điện thoại.
• Một số người bàn giao muộn phần việc của mình trong dự án, làm giảm
tiến độ toàn dự án.
• Một số người giấu kín thông tin, cho rằng kiến thức là sức mạnh không
cần phải được chia sẻ.
Trớ trêu thay, một số người trì hoãn nhận thấy mình là người thoải mái, dễ
chịu, không phải lo lắng vì bất kỳ điều gì. Sự ảo tưởng này gây bực mình
cho các đồng nghiệp ghét thái độ “bất cứ điều gì... bất cứ khi nào” được bộc