2. Nếu họ đề nghị trao đổi ngay, bạn phải sẵn sàng dành ra năm phút. Sau
đó nói: “Thôi nào. Hết giờ rồi. Tôi phải đi ngay bây giờ.”
3. Trước khi tham gia bất cứ cuộc trò chuyện nào, bạn cần nói “không” một
cách rõ ràng: “Nếu biết trước việc này, tôi đã lên kế hoạch trao đổi với anh
rồi. Nhưng bây giờ thì tôi không có thời gian. Xin lỗi, tôi phải đi rồi!”
4. Bạn có thể nói: “Tôi cần hoàn thành nhiệm vụ ưu tiên này trước đã.
Chúng ta gặp nhau sau được không?”. Sau đó bạn hãy nói rõ đó là lúc nào.
5. Với một nhân viên cấp dưới hoặc một người đồng cấp, bạn có thể nói:
“Chúng ta có thể nói chuyện khi tôi quay lại vào lúc 4 rưỡi. Anh hãy chịu
trách nhiệm dàn xếp việc trì hoãn với nhà thầu chứ đừng đẩy nó sang tôi.”
Bạn lo lắng mất lòng đồng nghiệp?
Nếu bạn không dám bỏ mặc những người bất ngờ tìm đến bạn để giúp họ
đưa ra quyết định vì bạn nhìn thấy trước những rủi ro đối với dự án hoặc
công ty của mình, bạn có thể vẫn phải trao đổi với họ, thậm chí dưới sức ép
về thời gian.
CẢNH BÁO: Một khi bạn thắc mắc không hiểu người làm phiền bạn đang
nghĩ gì − bạn đã bị mắc bẫy. Tùy thuộc vào những gì bạn khám phá ra, bạn
có thể áp dụng một trong bốn hướng giải quyết khả thi, đều sẽ liên quan đến
một vài điều gây phiền toái cho bạn:
1. Đối phó với vấn đề này. Nếu đó là “vấn đề cần giải quyết nhanh” hoặc
thực sự cấp bách, bạn đã đúng khi giải quyết nó ngay. Thông thường bạn có
thể dành ra một khoảng gián đoạn ngắn để giải quyết vấn đề, chỉ dẫn trực
tiếp và định hướng sự tự quyết trong những lần sau.
2. Hướng dẫn “vị khách của bạn” tìm kiếm đúng nguồn tham khảo.