Tiếp theo là tình huống khi bạn rất muốn giúp đỡ nhưng lại không phải là
người có thể giúp đỡ được.
Đã chiều muộn, và bạn phải “cày” một đống việc đến hạn chót trong khi
Marianne, nhân viên copywriter (người viết lời quảng cáo) của phòng Quan
hệ công chúng, xuất hiện ở cửa:
Marianne: “Sếp có rảnh một lát không ạ?”
Bạn: “Nhanh thì được. Có chuyện gì thế?”
Marianne: “Anh đã gợi ý cho tôi nên thu thập thông tin về ngân sách hội
đồng thành phố trước khi viết thông cáo báo chí này. Tôi thấy những con số
này thật khó hiểu.”
Bạn: “Hãy nói về nó trong mười lăm phút sáng mai nhé!”
Marianne: “Tôi cho là chuyện này cần nhiều thời gian hơn thế.”
Bạn: “Thế thì đúng là vấn đề đấy. Hãy nhớ rằng: các dữ liệu về ngân sách
chỉ nên đưa vào phần cuối của bản thông cáo. Vì vậy hãy làm nổi bật nội
dung của nó, phân tích dữ liệu ngân sách với nhóm tài chính để từ đó làm
sáng tỏ các dự thảo trong vòng mười lăm phút. Được chứ?”
Trong tình huống này, nếu bạn là sếp của cô ấy nhưng không phải là một
chuyên gia tài chính, Marianne có thể biết được mình nên hỏi những đồng
nghiệp nào hoặc cô ấy nên tìm kiếm lời khuyên hay những chỉ dẫn từ ai
trước khi cô ấy đến gặp bạn vào ngày hôm sau.
Xem xét lại sự lạc quan của bạn
Đôi khi, một nhiệm vụ tưởng chừng như một điệu nhảy hóa ra lại không
phải thế. Nếu sau một vài phút, bạn thấy ảnh hưởng đến thời gian của mình,
bạn có thể nói với cấp dưới: “Stephanie, thứ lỗi cho tôi. Tôi đã tưởng tìm ra