Chương 3: CÁCH THỨC KẾT NỐI MỤC
ĐÍCH, MỤC TIÊU VÀ CÁC ƯU TIÊN
Mục đích… Mục tiêu… Các ưu tiên. Trong những cuộc hội thoại thường
ngày, các doanh nhân thường sử dụng kết hợp và thay thế những thuật ngữ
trên. Đây chính là một sai lầm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Mặc dù các thuật ngữ này luôn có sự ràng buộc liên quan, nhưng chúng
luôn xuất hiện với một thứ tự nghiêm ngặt, từ mục tiêu, mục đích cho tới
các thứ tự ưu tiên. Nếu lập thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ hàng ngày mà
không có sự hình dung rõ ràng về những mục tiêu, mục đích đang chi phối,
bạn có thể sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết để rồi nhận lấy
thất bại.
Vì thế, trước khi tiếp tục, chúng ta cần gạt bỏ cái bẫy trong suy nghĩ đã bóp
méo sự thiết lập về quyền ưu tiên của rất nhiều các giám đốc và nhà quản
lý. Nỗ lực này có thể sẽ không dễ dàng, bởi có rất nhiều người thực ra đang
cảm thấy thích thú với lối làm việc theo các “ưu tiên”, các nhiệm vụ hữu
hình đòi hỏi phải được thực hiện ngay lập tức, được yêu cầu trực tiếp, tức
thì. Làm việc theo lối “ưu tiên trực tiếp” như vậy dường như khá mạnh mẽ,
chân thực và thậm chí còn có vẻ rất khoa trương nữa.
Ngược lại, một vài người lại có xu hướng chống lại việc thiết lập các mục
đích và mục tiêu, hoặc thậm chí chống lại cả việc nghĩ đến điều đó. Những
mục đích và mục tiêu là điều nghe có vẻ xa xôi, mơ hồ và thiếu rõ ràng.
Những người đưa ra yêu cầu thường hiếm khi nhắc tới chúng. (Bạn nên nhớ
rằng những yêu cầu về nhiệm vụ thường được một số công ty “khắc ghi”
lên tường ngoài hành lang, và cách thức này đã có lịch sử từ những năm
1970 – và đến tận bây giờ vẫn chưa được cải tiến.) Nếu nghiêm túc hơn