trong việc đưa ra các yêu cầu, công ty của bạn nên cân nhắc những điều này
như là những nguyên tắc bao quát, đặt các tuyên bố về mục tiêu lên trên hết.
Ý tưởng đặt ra các mục tiêu có thể sẽ tạo cho chúng ta cảm giác bức bối,
khó chịu và mơ hồ mà chúng ta thường liên hệ với những cam kết đầu năm.
Chúng ta thừa nhận tất cả: mục tiêu của mình, đặc biệt là các mục tiêu
thương mại, có xu hướng không thành nếu chúng không cụ thể, quá tham
vọng – hoặc trái lại – quá thiển cận. Chẳng hạn như:
• Những mục tiêu như “Tìm kiếm thành công trong công việc” hay “Chu
cấp cho con ăn học” nghe có vẻ đáng khen ngợi, nhưng thực chất lại chưa
đủ cụ thể để chi phối những hành động có mục đích của mỗi người.
• Một vài người tự hào về những mục tiêu đầy tham vọng của họ, rồi sau đó
lại hủy bỏ chúng vì e sợ những lời chỉ trích nếu thất bại.
• Những người khác lại xuất phát từ một mục tiêu đầy tham vọng – nhưng
lại không có đủ thông tin cụ thể để rồi lại nhận thấy mình không thể vượt
qua được những bước đầu tiên. Chặng đường có cả bước đầu tiên và kết
thúc, nhưng không có phần giữa. Nó giống như việc bạn cố gắng lắp ghép
một chiếc xe đạp mà không có hướng dẫn cụ thể. Bạn biết chiếc xe trông sẽ
như thế nào, nó để làm gì, nên đã tự lắp ghép các chi tiết lại với nhau.
Nhưng kết quả là chiếc xe của bạn lại đi rất loạng choạng, còn những chiếc
bu-lông, ốc vít thừa thãi kia mới đầu không vừa vào chỗ nào hóa ra lại rất
cần thiết.
Khi sếp hoặc khách hàng đưa ra một yêu cầu mơ hồ, bạn cũng sẽ có cảm
giác như vậy. “Cứ thế mà xúc tiến thôi… Tôi sẽ giải thích sau.” Dù bạn suy
nghĩ về điều gì đi chăng nữa, các thứ tự ưu tiên của ngày hôm nay cũng có
thể “tan biến” trong phút chốc.
THANG BẬC TỪ MỤC TIÊU CHO TỚI MỤC ĐÍCH VÀ ƯU TIÊN