Đúng là trong 80% các trường hợp bạn phải chiều theo ý họ, dù việc đó có
làm bạn bị tổn thương đi chăng nữa. Các phân cấp trong doanh nghiệp được
thiết kế theo cách đó. Bạn sẽ nhận một nhiệm vụ mới mà không được phép
kêu ca một lời. Bạn sẽ phải thích nghi điều chỉnh mình trong im lặng. Bạn
sẽ làm việc suốt đêm và cuối tuần. Và đúng là bạn nên làm như vậy.
Nhưng trong số rất ít các nhiệm vụ – có ảnh hưởng cao, đầu tư cao, chất
đầy các vấn đề khó khăn, và bị giao vào phút chót – bạn sẽ nhìn thấy rủi ro
và nhận ra rằng mình cần phải thương lượng. Sau cùng, các sếp và khách
hàng của bạn có thể không biết, hoặc không nhớ cụ thể các công việc được
giao trước đó. Hãy cẩn trọng: nếu bạn quá vội vàng nhận một nhiệm vụ mà
khả năng nhiệm vụ này sẽ “đụng” với một nhiệm vụ chính khác mà bạn
đang giải quyết, và nếu chẳng nói gì cả, tức là bạn đã ép buộc những người
đưa ra yêu cầu chấp nhận một rủi ro mù quáng.
KẾT LUẬN: Hãy thiết kế một tình huống theo cách bạn quan sát được.
Phác thảo một vài lựa chọn với những kết quả khác biệt. Nhưng việc duy
nhất bạn không thể làm chính là giữ im lặng.
Tránh chọn lựa
Rất nhiều các chuyên gia đã phẫn nộ khi nhận ra mình đang tham gia trò
chơi đột kích giữa hai vị quản lý đang bài binh bố trận vì các ưu tiên của họ
đụng nhau chan chát. Một vài người đã thử một mánh lới khá nguy hiểm:
“Họ đều là những người có quyền lực trong tay. Tôi sẽ để họ tự giải quyết.
Họ sẽ phải quyết định, tôi sẽ tuân thủ và không nghĩ đến hậu quả của nó
nữa.”
Những bài học cay đắng đã chỉ ra rằng phương án này có thể đẩy bạn vào
một tình thế thậm chí còn tồi tệ hơn cả bây giờ. Nếu cả hai bên đều không
hiểu được khối lượng công việc liên quan, họ có thể cùng nhau đưa ra một
giải pháp tệ hơn nhiều. Một vài vị quản lý khi bị hối thúc sẽ yêu cầu bạn