hỗn độn nhỏ này tới mớ hỗn độn nhỏ khác thì điều đó có nghĩa là trong tiến
trình ấy đã xuất hiện một sai lầm nào đó. Liệu có ai để tâm đến việc một
ngày nào đó “Con chim kim tước trong mỏ than sẽ ngừng hót” ?
Thận trọng với chuỗi khủng hoảng giả
Thật đáng buồn là một số người (thậm chí cả một số cá nhân có trách nhiệm
điều hành) lại tỏ ra thích thú với vòng tuần hoàn từ bình yên tới khủng
hoảng, rồi cứ thế lặp đi lặp lại. Những người từng chống chọi thành công
một đến hai cuộc khủng hoảng, thường tự cao tự đại với hình ảnh anh hùng
của mình. Những người như thế thường bỏ qua những rủi ro nhỏ, lần lữa
thời hạn và bằng lòng với những yêu cầu không thể thực hiện được. Vì thế
họ cho rằng mình thừa sức dập tắt ngọn lửa mà đáng ra ngay từ đầu họ
không nên đốt nó lên. Vào thời điểm khác, thậm chí một công nhân tận tụy
nhất cũng sẵn sàng đặt miếng vá cuối cùng lên hệ thống hoặc một máy móc
nào đó mặc dù họ biết rằng việc kiểm tra kỹ lưỡng lại toàn bộ là một việc
làm cần thiết. Tất cả những hành vi như vậy đã đặt nền móng cho một chuỗi
những khủng hoảng giả mà nếu kết hợp với nhau, một thảm họa thực sự sẽ
xảy ra.
Đừng đắp một quả núi
Không ít nhà lãnh đạo cấp cao từng ngại ngùng nói với chúng tôi rằng họ
rất hối tiếc vì đã đặt ra một câu hỏi đơn giản người đứng đầu một số phòng
ban, những người sau đó lại đùn đẩy những người khác vào một cơn bão
các hoạt động để tìm ra câu trả lời. Chẳng hạn, vị phó chủ tịch yêu cầu ước
lượng hình dáng sân bóng chày một cách khoa học thì người trưởng phòng
vốn hăng hái thái quá sẽ đưa ra một bản phân tích 15 trang giấy và các nhân
viên kế toán sẽ phải mất cả đêm để tính toán.
KẾT LUẬN: Khi đáp lại yêu cầu của cấp trên (đặc biệt là một yêu cầu hiếm
gặp), hãy tìm hiểu xem điều gì là cần thiết, mức độ chi tiết tới đâu. Nếu bạn