Những thư từ sau sự kiện này sẽ đóng vai trò xúc tiến thảo luận rất hiệu
quả.
Khủng hoảng B: Khách hàng “thay lòng đổi dạ”
Một khách hàng lớn của một hãng quảng cáo đột nhiên “thay lòng đổi dạ”
vào thời gian gia hạn hợp đồng. Nhưng vì thay đổi luôn là một mối rủi ro
trong ngành quảng cáo nên hãng này đã chuyển ngay sang phương án B:
làm theo kế hoạch đã cân nhắc trước để bán được thêm nhiều dịch vụ cho
cả các khách hàng mới và cũ. Những người chủ dễ dàng có thể xác định
được hãng cạnh tranh đã đưa ra chính sách gì để lôi kéo khách hàng của
mình?
Khủng hoảng C: Bệnh tật đã hạ gục những cá nhân chủ chốt
Bệnh tật đã hạ gục người lãnh đạo chủ chốt trong lúc thực hiện dự án lớn.
Nhưng bằng cách phân chia công việc và chú tâm vào những nhiệm vụ
trọng điểm, vị phó chủ tịch đã tạo ra bầu không khí chia sẻ công việc giữa
những đồng nghiệp quản lý. Họ đã hoàn thành dự án đúng thời hạn, chắc
chắn rằng toàn đội sẽ san sẻ công việc trong niềm tin chiến thắng.
Khủng hoảng D: Cuộc đình công ngăn cản hoạt động
Một cuộc đình công liều lĩnh đã diễn ra vào giữa ngày làm việc, khiến cho
các công nhân không được về nhà cho tới khi cuộc khủng hoảng này kết
thúc.
Nhưng một công ty biết nhìn xa trông rộng đã đào tạo được đội ngũ nhân
viên có thể linh động thời gian làm việc và quen với việc “làm việc ngoài
giờ” một hoặc hai ngày trong tuần, do đó những công nhân này có thể thích
nghi nhanh chóng, tiến hành sản xuất ngay tại chỗ. (Trên thực tế, nhiều xí
nghiệp chuẩn bị đối đầu với điều này bằng cách tước hết quyền lợi của
những người đình công sẽ ổn định lại nhanh chóng.)