KIẾN - Trang 174

đó là một bài học về cuộc sống và về sự nhún nhường. Tôi đã tìm hiểu để
biết rõ chúng hơn… Thế thôi.
(Ông cười.)
- Điều gì phân biệt ông với nhà khoa học lỗi lạc khác, chính là giáo sư
Rosenfeld?
- À, giáo sư Rosenfeld! Ông ấy chưa nghỉ hưu à? (Ông cười lần nữa.)
Không, một cách nghiêm túc, chúng tôi không cùng nhóm. Anh biết chứ, có
rất nhiều cách để “hiểu” những con côn trùng này… Trước đây, người ta
nghĩ là tất các loài sống thành đàn (mối, ong, kiến) đều là loài bảo hoàng.
Thật đơn giản, nhưng lại là sai. Người ta đã nhận thấy là ở loài kiến, thực ra
kiến chúa chẳng có quyền hành gì ngoài quyền sinh đẻ. Thậm chí tồn tại rất
nhiều hình thái chính thể kiến: chế độ quân chủ, chính thể đầu sỏ, chế độ
tam hùng chiến binh, dân chủ, vô chính phủ, vân vân… Thậm chí, thỉnh
thoảng, khi những công dân không hài lòng về chính phủ của mình, chúng
nổi dậy và chúng tôi đã chứng kiến những cuộc “nội chiến” ngay bên trong
các tổ.
- Tuyệt vời!
- Với tôi, và với trường phái, tên là “trường phái Đức” mà tôi tham gia, tổ
chức của thế giới kiến được ưu tiên dựa trên thứ bậc các đẳng cấp, và dựa
trên sự nổi trội của các cá nhân alpha tài năng hơn mức bình thường, những
con này điều khiển các nhóm kiến thợ… Đối với Roselfeld, thuộc trường
phái gọi là “trường phái Ý”, loài kiến là vô chính phủ, không có con alpha
hay cá nhân tài năng hơn mức bình thường. Và chính là vì để giải quyết
những vấn đề thiết thực mà các thủ lĩnh đôi khi xuất hiện một cách tự phát.
Nhưng những con này chỉ tồn tại nhất thời.
- Tôi hiểu không rõ lắm.
- Tức là trường phái Ý nghĩ rằng bất kỳ con kiến nào cũng có thể làm sếp,
ngay khi nó có một ý tưởng độc đáo làm những con khác quan tâm. Trong
khi đó trường phái Đức cho là luôn phải là những con kiến có “tư cách sếp”
đảm đương các nhiệm vụ.
- Hai trường phái khác nhau ở điểm đó?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.