việc một ngày nào đó tôi được sinh ra trong số các bạn, những con
người của thế giới này, trao cho.
Tôi phải truyền lại câu chuyện của mình.
Nhìn gần, mọi chuyện đều giống nhau. Lúc đầu, có một chủ đề “để
phát triển” đang ngủ yên. Nó bị khủng hoảng. Khủng hoảng đó bắt nó
phải phản kháng lại. Theo cách hoạt động của nó, nó sẽ chết hoặc nó
sẽ phát triển.
Câu chuyện đầu tiên mà tôi sẽ kể cho bạn là chuyện về thế giới của
chúng ta. Vì chúng ta sống ở bên trong. Và vì mọi vật, nhỏ hay lớn,
đều tuân theo cùng quy luật và có cùng các mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau.
Ví dụ, bạn, người lật trang sách này, bạn cọ ngón tay trỏ vào hợp chất
xenlulô của tờ giấy. Từ tiếp xúc này sinh ra một lượng nhiệt rất nhỏ.
Sự nóng lên dĩ nhiên có thực. Được chuyển tới vô cùng nhỏ, sự nóng
lên này làm một electron bật ra. Electron này rời khỏi nguyên tử của
mình và sau đó tới va chạm với một phân tử khác.
Nhưng thực ra, phân tử này, ngay chính với bản thân nó, cũng “tương
đối” lớn. Đến mức mà cú va chạm với electron, với nó, là một sự xáo
trộn thật sự. Trước đây, nó trơ ì, rỗng, lạnh. Vì bạn “lật” trang sách, nó
bị khủng hoảng. Nhiều tàn lửa khổng lồ vạch nó ngoằn ngoèo. Chỉ
bằng mỗi cử động này mà bạn đã gây ra điều gì đó mà có lẽ bạn không
biết hết hậu quả. Có thể có nhiều thế giới được sinh ra, với con người
ở trên đó, và những người này sẽ khám phá ra cách luyện kim, nấu ăn
theo kiểu Provence
và du lịch tới các vì sao. Thậm chí họ có thể
thông minh hơn chúng ta. Và có lẽ họ sẽ không tồn tại nếu bạn không
có quyển sách này trong tay và ngón tay của bạn không gây ra sự nóng
lên, chính xác là đúng ở vị trí này của tờ giấy.
Cũng như thế, thế giới của chúng ta chắc chắn có vị trí của nó trong
một góc của trang sách này, trong một cái đế giày hay bọt một lon bia
của nền văn minh khổng lồ nào đó.