bực đại úy, đặt nằm bên cạnh.
Cách đó vài bước, ông Lâm nằm trên chiếc sofa, với mái tóc đen bóng sấy
chải kỹ lưỡng như thường lệ. Trông ông ta có vẻ tươi tỉnh và thoải mái.
Trong một chỗ khuất, thằng em tôi đang đứng bên cạnh mẹ tôi, tay ôm con
gấu nhồi bông ngang ngực. Mẹ tôi đứng tựa lưng vào cửa sổ, tóc cột túm ra
sau gáy, mặt bà xanh xao không trang điểm trông già cổi, khô rốc dưới ánh
sáng mập mờ. Một tay bà đặt ngang chiếc bụng chữa đã khá lớn vun lên
dưới lớp áo ngủ như có ý muốn bảo vệ chiếc bào thai trong bụng. Lúc tôi
và vú Loan bước vào phòng thì mẹ tôi đang bàn chuyện với ông ngoại tôi.
"Thưa ba, chúng ta phải rời khỏi đây ngaỵ" Mẹ tôi nói. "Chúng ta không
còn nhiều thời gian để lảng phí nữa."
Ông ngoại tôi bỏ hai tay ra ngẩng đầu lên. Hai mắt ông là hai hố sâu chứa
đầy sợ hãi, nhưng ông lắc đầu kiên quyết:
"Ba đã nói với con nhiều lần rồi, và bây giờ ba nhắc lại lần nữa là ba sẽ
không đi đâu cả. Ba sinh ra trên mảnh đất này thì sẽ chết trên mảnh đất này.
Cả mẹ con cũng vậy."
Bà ngoại tôi vẫn lặng lẽ tiếp tục cầu nguyện, không tỏ lộ một chút xúc động
nào. Tôi không biết bà ngoại tôi có để tâm đến cuộc đối thoại hay không.
Trong suốt cuộc đời làm vợ của bà, ngoại tôi chưa bao giờ làm một việc gì
mà không có sự đồng ý của ông ngoại tôi. Ông tôi quyết định là quyết định
cả cho bà rồi.
Ông ngoại tôi nói tiếp:
"Ba không thể sang Mỹ được. Ba không muốn đi tới một xứ lạ, không biết
tiếng tăm, không biết phong tục tập quán. Ba thà chết ở đây, dưới tay bọn
Việt Cộng, bên mồ mả tổ tiên hơn là sống vất vưởng như cái bóng ma bên
những người ngoại quốc xa lạ. Con đi đi. Đem các con của con theo. Đừng
có phí thì giờ chờ đợi ba và mẹ con nữa. Đừng lo cho ba nữa, ba mẹ sẽ
không sao đâu. Ba đã sáu mươi bốn tuổi, lại tàn tật. Chẳng có ai trên thế
gian này, kể cả trong cái thế giới của việt cộng, lại nở làm hại vợ chồng một
ông già như bạ Đừng vì ba má mà trể nải công việc."
Mẹ tôi vẫn nài nỉ:
"Con năn nỉ bạ Xin ba nghĩ đến mấy đứa cháu của bạ Ba cũng biết là con