"Ổng là xếp của mẹ." Bà giải thích. "Mẹ kêu ổng bằng họ giống như mọi
người khác trong công tỵ Ông Russo thế này, ông Russo thế kia. Mà con
không biết là đã bao nhiêu năm qua rồi sao. Mẹ bị bắt buột phải quên hết
những chuyện như vậy."
"Con cá là ba con nhớ tên mẹ." Tôi nói một cách mỉa mai.
Mẹ tôi bật cười. "Mẹ nghi lắm. Ổng không biết tên thật của mẹ. Ổng
thường gọi mẹ là Nancy Kwan. Hồi thập niên 60 đó, tên họ chẳng quan
trọng gì."
"Mẹ có tin là ổng thỉnh thoảng vẫn còn nghĩ đến chúng ta không?" Tôi hỏi.
"Dĩ nhiên là có."
"Ổng vẫn còn muốn nhận con không?"
Mẹ tôi nhíu mày. "Mẹ không biết, con à. Nhưng nếu mẹ là ổng, mẹ chắc
chắn sẽ nhận. Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng sẽ hãnh diện về con. Kiên, con
là đứa con ngoan."
Tôi đứng dậy, tay chạm nhẹ vào tóc bà."Cảm ơn mẹ."
*
Đêm đó, sau khi mọi người đã đi ngủ, tôi thức dậy chăm thêm dầu vào cây
đèn. Trên cái giường mới được làm bằng những chiếc bao gạo phế thải mà
Tín lượm ở công ty về, tôi thảo một bức thư gởi cho ba tôi. Dù có cuốn tự
điển Việt Anh trợ lực, và với cái khả năng văn phạm hạn chế tôi học được ở
trường, cái món tiếng ngoại quốc này khó nuốt hơn tôi tưởng. Dưới ngọn
đèn tù mù, tôi vất vả diễn tả những điều tôi muốn ông ta biết, mà lòng phân
vân không biết ổng có hiểu được không.
Thưa ông Russo,
Con là con trai của ba ở Việt Nam. Ba chưa biết mặt con. Con tên là Kiên
Nguyễn, năm nay mười bốn tuổi. Con sanh ngày 12 tháng 5 năm 1967. Ba
rời Việt Nam tháng 8 cùng năm.
Hồi sáng này lúc tìm được địa chỉ của ba con mừng lắm. Con đã tìm ba từ
nhiều năm trước. Ngày nào con cũng nghĩ đến ba và muốn gặp ba.
Xin ba hãy đưa con qua Mỹ. Ở Việt Nam con không biết sống để làm gì,
lúc nào cũng đói khát, lúc nào cũng khổ cực. Con không có áo quần mới,
không có mền. Con ngủ trên hai chiếc bao gạo vì không có giường. Hễ trời