đàn nhạc. Xin cho cô ấy biết luôn là tôi rất say mê thiết kế nhỏ của cô ấy
cho cái bàn, và tôi nghĩ rằng nó rõ ràng đẹp hơn cái của cô Grantley.
- Cô có thể cho phép tôi hoãn sự say mê của cô đến thư sau được không?
Hiện giờ tôi không đủ giấy để viết.
- À! Không sao. Tôi sẽ gặp cô ấy vào tháng giêng. Nhưng anh có thường
viết những lá thư dài lôi cuốn như thế không, anh Darcy?
- Thường những lá thư do tôi viết đều dài, còn có lôi cuốn hay không thì tôi
không biết.
- Tôi nhận ra quy luật rằng, một người viết một lá thư dài dễ dàng thì nội
dung đều rất lôi cuốn.
Bingley thốt lên:
- Caroline, đấy không phải là cách khen ngợi Darcy đâu, vì rằng anh ta
không viết lá thư một cách dễ dàng. Anh ta đã học được khá nhiều từ thô
tục, có phải thế không anh bạn?
- Cách viết của tôi khác hẳn với cậu đấy.
- À! Charles viết theo cách cẩu thả nhất mà người ta có thể tưởng tượng
được. Anh ấy bỏ đi phân nửa số chữ và bôi bẩn phân nửa còn lại. – Cô
Bingley tiếp lời.
- Ý tưởng của tôi tuôn ra nhanh đến nỗi tôi không có thời gian trình bày.
Theo cách thức ấy các lá thư của tôi nhiều lúc không truyền đạt được
những gì tôi muốn đến người nhận.
Elizabeth nói:
- Anh Bingley, sự khiêm tốn của anh khiến người ta không thể chê trách
anh được.
- Không có gì dối trá hơn là vẻ khiêm tốn bề ngoài. Thường nó là sự cẩu
thả trong việc diễn đạt ý kiến, đôi lúc còn là cách khoe khoang gián tiếp. –
Darcy nói.
- Và anh xem sự khiêm tốn nhỏ của tôi vừa rồi thuộc vào loại nào thế?
- Đấy là cách khoe khoang gián tiếp, vì thực ra anh hãnh diện về những
khuyết điểm của anh khi viết thư, vì anh xem những khuyết điểm này là do
ý tưởng nhanh và trình bày vụng về, anh nghĩ ít nhất đấy là điểm thú vị.
Những người thầy thường đánh giá cao khả năng làm việc gì cũng nhanh