chiếc túi nhựa đang cầm và lấy ra một cái hộp cỡ 15 x 22 xăng-ti-mét, bóng
loáng, có ảnh vài sản phẩm điện tử ở mặt trên. Ông ta lột bỏ lớp ni lông bọc
ngoài và lấy ra một thứ trông giống như một chiếc máy tính bảng. Ông đặt
nó cạnh ghế của Rhyme và bấm một nút bên cạnh. Nó bật lên và một bảng
điều khiển xuất hiện. “Các ô chữ điện tử. Mã hóa đấy nhé. Có hơn mười
ngàn ô chữ, mức độ khó khác nhau.”
Rhyme giải thích với Sachs là Ackroyd và chồng ông ta đang tranh tài
trong các cuộc thi giải ô chữ. Và anh mô tả tóm tắt trò giải ô chữ mã hóa.
Sachs thậm chí còn ít hào hứng chơi hơn cả Rhyme nhưng thừa nhận
là cô thấy ý tưởng này đáng tò mò.
Ackroyd nói, “Còn thiết bị này? Nó được khởi động bằng giọng nói.
Sản xuất cho…”
“Ông có thể nói ‘què cụt’ hoặc ‘liệt’ như tôi vẫn nói.”
“Tôi đang định bảo là ‘người tàn tật’. Tuy nhiên, tôi không nghĩ từ ấy
chính xác.”
“Câu trả lời của tôi là từ nào có bốn chữ cái bắt đầu bằng “đ
” và điền
vào câu “tôi đ… quan tâm?”
Ackroyd cười sảng khoái.
Nguyên tác: “s” và có bốn chữ cái, người dịch tìm một câu tục tương
đương trong tiếng Việt.
“Cảm ơn ông, Edward.” Rhyme thực sự hài lòng. Anh có chơi cờ vua
- và đã thử cờ vây, một loại cờ Châu Á thậm chí còn phức tạp hơn thế. Có
vẻ trò giải mật mã này hợp với anh. Anh yêu thích ngôn ngữ và cách chúng
khớp với nhau. Giải đố cũng là một cách hay để trí não anh luôn hoạt động,
một lá chắn chống lại kẻ thù tồi tệ nhất: sự buồn chán.
Sau khi Ackroyd ra về, cả đội nhận được một cuộc gọi của Rodney
Szarnek. Anh ta thông báo đã phát hiện được điện thoại của Vimal. “Cậu ta
đã ra khỏi thành phố. GPS xác định cậu ta đang trên một tuyến đường cao
tốc ở Pennsylvania. Hướng về phía tây. Đang di chuyển khoảng 96 cây số
trên giờ. Cậu ta đang lái xe hoặc ngồi xe buýt.”