Vimal còn chưa vươn tới trình độ ấy, mặc dù các tác phẩm của chính cậu,
tạc trên cẩm thạch, granit và lapis, cũng thường xếp thứ nhất thứ nhì trong
các cuộc thi quanh khu vực New York.
Nhưng mới gần đây, Vimal đã bị sốc khi nhận ra rằng có thể có một lí
do tinh tế hơn, từ trong tiềm thức đã khiến cho cậu bị ám ảnh với người đàn
ông này. Có lần, trong lúc lật giở những trang sách này giữa giờ nghỉ ở cửa
hàng ông Patel, cậu nhận ra phần lớn các phác thảo của Michelangelo được
trình bày trong cuốn sách, dù tuyệt đỉnh khéo léo, nhưng vẫn chưa hoàn
thiện.
Dường như ông không thể hoàn thành nổi các bức vẽ của mình.
Nghiên cứu năm 1508 của ông cho Adam chỉ là một cái đầu và một bờ
ngực, hai cánh tay lơ lửng, tách rời nhau. Phác họa của Risen Christ (Sự hồi
sinh của Chúa Jesus) mới chỉ có khuôn mặt trống trơn của Chúa.
Chưa hoàn thiện…
Những phác thảo này rất giống mình, Vimal kết luận, dù vẫn nhận
thức được rằng lý thuyết ‘linh hồn vất vưởng’ này nghe giống mấy trò tâm
linh dở òm của một chương trình tivi tệ hại.
Giữa hai người đàn ông còn có một điều tương tự khác. Vimal đã chia
sẻ điều này với Adeela và cô đã cười mỉa với cậu. Ý là, thật sao? Chẳng
phải anh đang suy diễn hơi xa à?
Không đâu, cậu không suy diễn.
Sự giống nhau là thế này: Michelangelo trên hết tự coi mình là một
thợ điêu khắc và chỉ miễn cưỡng nhận tiền công cho các bức họa. Tất nhiên
ông cũng chẳng phải là tay mơ trong lĩnh vực này, khi đã hoàn thành bích
họa trần Nhà nguyện Sistine trong chưa đầy bốn năm, cũng như The Last
Judgement (Sự phán xét cuối cùng) và hàng chục danh phẩm khác. Nhưng
niềm đam mê của Michelangelo nằm ở chỗ khác, nơi cẩm thạch chứ không
phải vải vẽ. Với Vimal, đó là cẩm thạch chứ không phải đá quý.
Vẽ tranh hay cắt kim cương, theo thứ tự của hai người, đơn giản
không thể tạo nên ngọn lửa bùng cháy không thể chối từ được bên trong