lời, chung sống ba tháng mà không chịu vào phòng. Kim Nga không chịu
nổi nhục nhã, tự yêu cầu ra đi.
Lun Thiên, Lưu Lăng là anh em cùng mẹ, tình cảm rất tốt. Nói công bằng
thì Lưu Thiên dù có tác phong nhu nhược, tính tình hà khắc nhưng với
phong độ của con cháu chư hầu thì cũng có thể coi là một công tư tốt. Kim
Nga vừa gặp đã xiêu lòng, lại có nàng em chồng Lưu Lăng đối xử thân
thiện, ra sức làm cầu nối giữa hai bên nên dù Lưu Thiên đã có hai ngưòi
thiếp trước khi thành thân với Kim Nga nhưng vợ chồng vẫn hòa thuận.
Kim Nga cảm ân đức của Lưu Lăng nên quan hệ giữa hai người chị dâu em
chồng này rất gắn bó.
Vào năm Nguyên Sóc thứ sáu, sau khi Giao Đông làm phản, bố chồng
Lưu An xin từ bỏ phong hiệu Hoài Nam vương, Hoàng thượng cuối cùng
đồng ý, cho Lưu An làm Mạt Lăng hầu, phu quân Lưu Thiên làm Đan
Dương hầu, em trai Lưu Bất Hại ở cùng với cha tại phủ Mạt Lăng hầu,
thánh ân nồng hậu. Tuy nhiên, Kim Nga bị mất địa vị vương phi Hoài Nam
trong tương lai nên cũng oán thán một hồi khiến Vương thái hậu phải phái
người tới khuyên giải thì mới nguôi ngoai. Dù sao nếu cuối cùng có một
ngày vị cữu cữu làm hoàng đế đối địch với phu quân và bố chồng thì ở giữa
nàng ta sẽ rất khó xác định lập trường. Huống chi có thể trở về Trường An,
được thường xuyên gặp gỡ với mẫu thân và huynh đệ thì Kim Nga cũng
cảm thấy được an ủi rồi.
Kim Nga mỉm cười ra ngoài nghênh đón, “Lăng muội muội vẫn còn nhớ
về thăm nhà cơ đấy. Mấy ngày trước phu quân và công công nói chuyện với
nhau có nhắc tới muội muội, nói muội muội quên chúng ta rồi.” Lưu Lăng
nhìn một vòng trong phòng rồi lại quay lại cười tươi tắn. Theo hầu bên cạnh
nàng chính là người thị nữ được sinh ra trong phủ, tên gọi là Di Khương và
còn có một thiếu niên mặc đồ trắng. Tuy nói là thiếu niên nhưng làn da như
tuyết, dung nhan như hoa, còn xâu cả lỗ tai, chắc là nữ nhân tuyệt sắc cải