KIM ỐC HẬN (TẬP 2) - Trang 611

đăng cơ của mình nhưng không phải đế vương nào cũng có tư cách lên Thái
Sơn làm lễ Phong Thiện.

Từ khi y đăng cơ đến nay thoáng chốc đã ba mươi năm. Trong ba mươi

năm này, y đánh bại mấy thiền vu Hung Nô mà các triều đời Hán vẫn xem
là đại hoạ tâm phúc, bình loạn ngoài biên giới, thu nạp nước Điền, khuất
phục Triều Tiên, kết hôn cầu hoà với Ô Tôn, kiến lập nên lãnh thổ Đại Hán
hoà bình rộng lớn chưa từng có. Thần dân trong lãnh thổ đều tôn y làm
quân chủ, an cư lạc nghiệp, đời sống bình an, pháp luật nghiêm cẩn. Công
lao như vậy nhìn lên có thể báo với Trời, cúi xuống có thể thưa với Đất,
người người thần phục nên mới có lễ Phong Thiện ở Thái Sơn ngày hôm
nay.

Lễ phong là nghi thức vô cùng trang trọng, lễ phục trên người Lưu Triệt

nửa trên màu vàng để biểu thị thân cận với trời, nửa dưới màu đen để biểu
thị kính trọng với đất. Y nghiêm trang đi lên đài Phong, mười hai vòng hạt
châu màu đen từ mũ miện rủ xuống biểu lộ thân phận đế vương trong chốn
nhân gian. Đế vương thông qua lễ Đăng Phong là để thông cáo với trời, bày
ra quân quyền thần thụ, quyền uy quân chủ, được trời cao đồng ý.

Trần A Kiều đứng dưới nhìn Lưu Triệt làm lễ ở trên đài Phong. Dù nàng

cũng không tin vào chuyện dùng lễ Phong Thiện có thể thông cáo tới trời
cao nhưng mỗi thời đại cần một loại tín ngưỡng. Nàng là hoàng hậu của đế
quốc thì nhất thiết phải duy trì được tín ngưỡng này. Lưu Triệt đứng cạnh
tấm bia đá trắng muốt không khắc chữ trên đỉnh. Tấm bia cao mấy trượng,
trên dưới đều bằng nhau, đỉnh hình chóp mũ, cao vút vững chãi.

“Trẫm thấy những đế vương thời trước đều cho dựng bia khắc ghi công

tích”, sau khi xuống đài, Lưu Triệt nói với A Kiều, “trẫm không cần vậy.
Trẫm công đức cái thế, không phải một tấm bia đá nhỏ có thể ghi hết.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.