Chuyện xây hồ Côn Minh được tiến hành một cách bài bản dưới sự trù
tính và chỉ huy của Tang Hoằng Dương. Trần A Kiều ngầm đoán được Tang
Hoằng Dương đã sử dụng không ít kiến thức tiên tiến của thời hiện đại
khiến cho chuyện xây hồ Côn Minh lần này không bị dân chúng ta thán tiêu
tốn quá nhiều.
Trong năm Nguyên Thú thứ ba, Lưu Triệt hạ lệnh lập Nhạc phủ do Tư
Mã Tương Như phụ trách để sưu tập dân ca trong thiên hạ.
Đảo mắt đã đến năm Nguyên Thú thứ tư. Hồ Côn Minh hoàn thành, Lưu
Triệt đi cùng Trần A Kiều tới Thượng Lâm Uyển để xem xét. A Kiều phải
thừa nhận rằng hồ Côn Minh tuyệt đẹp. Sóng nước lăn tăn, mây trời soi
bóng, đình đài lầu các tinh xảo hoa mỹ trải dọc theo bờ hồ, ngồi trên thuyền
ngắm nhìn cảm thấy tâm hồn sảng khoái. Chỉ riêng với điều này, cho dù
Lưu Triệt nghĩ đến bất cứ lý do gì thì trong suy nghĩ của y vẫn cho rằng
quan trọng nhất là để cho bản thân mình sau này du ngoạn.
Lưu Triệt hạ lệnh chế tạo mấy chiếc lâu thuyền cực lớn, giao cho thủy
quân ngày đêm thao luyện. Trần A Kiều lo lắng, hỏi Liễu Duệ, “Ngày xưa
Tào Tháo đã từng xây hồ Huyền Vũ thao luyện thủy quân nhưng vẫn đại bại
ở trận Giang Đông, hồ nước nhân tạo mặc dù tốt nhưng nói cho cùng thì
vẫn không có sóng gió, thật sự có thể luyện ra thủy quân thiện chiến sao?”
Liễu Duệ nheo mắt, “Chẳng qua là một tộc Côn Minh nho nhỏ, thế này
cũng đủ rồi.”
Cuối năm Nguyên Thú thứ tư, Đại tướng quân Vệ Thanh và Quan Quân
hầu Hoắc Khứ Bệnh mỗi người dẫn năm vạn kỵ binh chia hai đường bắc
tiến đánh Hung Nô.
Đây cũng là một chương hoành tráng khốc liệt nhất trong lịch sử chiến
tranh Hán Hung, được gọi là “Cuộc chiến Mạc Bắc.” Đại quân của Hoắc