Zia đưa chúng tôi đến một cái bàn gỗ và mở ra một cuốn giấy cói
dài, trống không. Cô ta cầm cây bút tram lên chấm vào lọ mực.
“Chữ Ai Cập shesh có nghĩa là người sao chép hoặc người viết,
nhưng nó cũng đồng thời có nghĩa là một pháp sư. Bỏi vì phép thuật, ở với
mức cơ bản nhất, cũng có thể biến ra các chữ được viết ra biến thành hiện
thực. Hai người sẽ tạo ra một cuộn văn tự. Dùng chính phép thuật của mình,
hai người sẽ đưa sức mạnh của mình vào các từ trên tờ giấy. Khi nó được
nói ra, các từ đó sẽ giải thoát ra phép thuật.”
Cô ta đưa cây bút tram cho Carter.
“Tôi chả hiểu gì cả,” Carter khắng nghị.
“Một từ đơn giản,” cô ta gợi ý. “Có thể là gì cũng được.”
“Bằng tiếng anh sao?”
Zia bĩu môi. “Nếu phải thế. Bất cứ loại ngôn ngữ nào cũng được,
nhưng chữ tượng hình là tốt nhất. Chúng là ngôn ngữ của sự sang tạo, của
phép thuật, của Ma’at. Thế nhưng, cậu phải cẩn thận đấy.”
Trước khi cô ta kịp giải thích, Carter đã vẽ một chữ tượng hình
đơn giản có hình một con chim.
Hình ảnh vặn vẹo, tách ra khỏi mặt giấy cói, và bay đi. Con chim
thả vài cục phân đầy tính tượng hình xuống đầu Carter trên đường nó bay
đi. Tôi chịu không nín được cười khi nhìn thấy nét mặt của anh ấy.
“Một sai lầm của kẻ vỡ long,” Zia nói, quắc mắt về phía tôi bảo
tôi im lặng. “Nếu cậu sử dụng một biểu tượng đại diện cho thứ gì đó còn
sống, tốt nhất chỉ nên viết một phần thôi - không vẽ cánh, hay chân. Nếu
không phép thuật mà cậu chuyển sang có thể khiến nó biến thành vật sống.”
“Và ị vào người tạo ra nó.” Carter thở dài, lấy một mẩu giấy cói
chùi tóc. “Đó là lý do tại sao bức tượng sáp của cha chúng tôi, Cậu Bé Bột
Mì ấy, không có chân, đúng không?”
“Có cùng một nguyên tắc,” Zia đồng ý. “Giờ, thử lại lần nữa.”