“Gì?” tôi hỏi, sau lần dừng lại thứ năm hay thứ sáu gì đó của anh ấy.
“Những cái này không phải là các bức vẽ lăng một thông thường,”
anh ấy nói. “Không có các bức ảnh kiếp sau, không có các bức ảnh về các
vị thần.”
Zia gật đầu. “Kim tự tháp này không phải là một lăng mộ. Nó là cái
nền, một cái xác để chứa đựng sức mạnh của Set. Tất cả những bức tranh
này dùng để gia tăng sự hỗn mang, và giúp nó thống trị mãi mãi.”
Khi chúng tôi tiếp tục bước đi, tôi chú ý nhiều hơn đến các hình chạm
khắc, và tôi hiểu được điều Zia nói. Các bức ảnh nói về các con quái vật
kinh khủng, các cảnh chiến tranh, các thành phố như Paris, Luân Đôn đang
chìm trong biển lửa, các bức chân dung đầy màu sắc của Set và con quái vật
của Set đang xé tan xác các đội quân hiện đại – những cảnh tượng đó thật
khủng khiếp, không có bất cứ người Ai Cập nào lại nguyện ý khắc chúng
lên đá đâu. Chúng tôi đi càng sâu hơn, các bức ảnh lại càng trở nên kỳ lạ và
sống động hơn, còn tôi lại cảm thấy buồn nôn hơn.
Cuối cùng chúng tôi cũng đến được tâm của kim tự tháp.
Nơi đáng lý ra là hầm mộ như trong các kim tự tháp thông thường,
Set đã thiết kế một chánh điện dành cho chính hắn ta. Nó có kích thước
bằng một sân tennis, nhưng bao lấy bốn cạnh của căn phòng, nền nhà lún
xuống thành các đường rãnh sâu giống một cài hào. Xa xa bên dưới, chất
lỏng màu đỏ sôi sùng sục. Máu? Dung nham? Nước xốt cà chua ma quỷ?
Không một thứ nào trong các khả năng đó là thứ tốt cả.
Đường rãnh đó nhìn có vẻ dễ dàng nhảy qua, nhưng tôi không nóng
lòng thử làm điều đó vì bên trong căn phòng, toàn bộ nền nhà đều được
khắc các chữ tượng hình đỏ - tất cả các câu thần chú cầu khẩn sức mạnh của
Isfet, hỗn mang. Xa bên trên trần nhà, ngay chính giữa là một lỗ hình vuông
duy nhất dùng để đưa ánh sáng đỏ tươi vào. Ngoài ra, dường như ở đó
chẳng có một lối thoát nào. Dọc theo mỗi bức tường là bốn bức tượng bằng
đá vỏ chai về con vật của Set đang cúi thấp người lấy đà, mặt chúng quay
về phía chúng tôi với những cái răng bằng ngọc trai nhe ra và đôi mắt bằng
ngọc lục bảo sáng lấp lánh.