(1) MINH SƠ : Thuật ngữ, Số Luận sƣ lập hai mƣơi lăm đế, đế thứ nhất
là Minh Đế, vì Minh Đế là ban sơ của các pháp, nên gọi là Minh Sơ.
(2) CẦU NA : Dịch là y chỉ, là thật thể của tứ đại mà sanh ra các đức
dụng của sắc, thanh, hƣơng, vị, xúc v.v... Còn ở Thập Cú Nghĩa Luận thì
nói gồm hai mƣơi bốn đức. Ngoài ra, Số Luận nói gồm có ba đức : Vui,
buồn và ám muội.
- Hoặc có ngoại đạo nói hết phƣớc và phi phƣớc, hoặc nói các phiền não
chẳng do tu trí huệ mà tự dứt, hoặc thấy Cõi Trời Tự Tại là kẻ chơn thật tạo
tác sanh tử, cho là Niết Bàn. Hoặc nói chúng sanh ở nơi này chết thọ sanh
nơi khác, lần lƣợt luân hồi từ tám ngàn kiếp đến nay, vô nhân tự có, do đó
chấp trƣớc sanh tử chẳng có nhân nào khác, rồi chấp trƣớc vô nhân, tƣởng là
Niết Bàn. Hoặc nói từ tự tánh sanh tứ đại, tứ đại sanh ý, ý sanh trí, trí sanh
ngũ phần, ngũ phần sanh ngũ tri căn, ngũ tri căn sanh ngũ nghiệp căn, ngũ
nghiệp căn sanh ngũ đại, gọi là hai mƣơi lăm Minh Đế của tự tánh, hay sanh
các pháp rồi trở về tự tánh thì lìa tất cả sanh tử. Chấp Minh Đế này cho là
đắc đạo Chơn Đế, tƣởng là Niết Bàn.
- Hoặc thấy tƣớng nhất dị, đồng chẳng đồng hòa hợp sanh khởi công đức (
nhƣ vi trần sanh khởi thế giới, vi trần là năng tác, thế giới là sở tác, tức là
công đức ), cho là Niết Bàn. Hoặc thấy vạn vật nhƣ cây gai nhọn, nhƣ sự
lộng lẫy của con công và đủ thứ bửu vật, chẳng có kẻ tác, vô nhân tự có, cho
là Niết Bàn.
- Đại Huệ! Hoặc có hai mƣơi lăm Minh Đế là chơn thật, và cho Lục Đức
Luận
( 1. Thật, 2. Đức, 3. Nghiệp, 4. Tứ Đại, 5. Hòa hợp, 6. Đồng dị ) là nhân
sanh ra các pháp, nói giữ đƣợc hai pháp này hộ trì quốc độ chúng sanh,
khiến đƣợc an lạc tức là Niết Bàn. Hoặc cho thời gian là kẻ tác tạo ra thời
tiết thế gian, kẻ giác nhƣ thế, tƣởng là Niết Bàn. Hoặc thấy tánh, hoặc thấy
phi tánh, biết là tánh phi tánh, thấy có giác này với Niết Bàn sai biệt mà
chẳng khác, tƣởng là Niết Bàn. Đủ thứ vọng tƣởng so đo chấp trƣớc của
ngoại đạo sở thuyết, nơi lý chẳng thành, bậc Trí nên bỏ những thuyết này
vậy.
- Đại Huệ! Niết Bàn vọng tƣởng của ngoại đạo, tất cả đều đoạn kiến chấp
nhị biên mà họ cho là Niết Bàn. Mỗi mỗi Niết Bàn của ngoại đạo họ tự lập
luận, bậc trí huệ quán sát vọng tƣởng của họ, tâm ý khứ lai, trôi giạt lƣu