động, hoặc sanh hoặc diệt, lập nhƣ vô sở lập, thật thì chẳng có kẻ đắc Niết
Bàn.
- Đại Huệ! Pháp Niết Bàn của Ta thuyết là khéo giác tự tâm hiện lƣợng,
chẳng chấp ngoài tánh, lìa nơi tứ cú, thấy chỗ nhƣ thật, chẳng đọa tự tâm
hiện và vọng tƣởng nhị biên, năng nhiếp sở nhiếp bất khả đắc, tất cả đo
lƣờng chẳng thấy sở thành, đối với vọng chấp chơn thật của phàm phu chẳng
nên nhiếp thọ. Ngƣời xả bỏ rồi thì đắc pháp Tự Giác Thánh Trí, biết hai Vô
Ngã, lìa hai phiền não, trừ sạch hai chƣớng, lìa hẳn hai sanh tử, dần dần lên
chƣ Địa, đến địa vị Nhƣ Lai, các Tam muội thâm sâu, lìa tâm, ý, ý thức, đều
nhƣ bóng huyễn, gọi là Niết Bàn. Đại Huệ! Ngƣơi và các Đại Bồ Tát cần
nên tu học, chóng xa lìa tất cả kiến chấp Niết Bàn của ngoại đạo.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Niết Bàn của ngoại đạo,
Mỗi mỗi sanh vọng tƣởng.
Vọng tƣởng từ tâm khởi,
Chẳng cách nào giải thoát.
Không dây mà tự trói,
Xa lìa phƣơng tiện khéo.
Dù tƣởng là giải thoát,
Thật chẳng thể giải thoát.
Tƣớng thông của ngoại đạo,
Nhiều loại trí khác nhau.
Vì ngu si vọng tƣởng,
Giải thoát chẳng có phần.
Tất cả ngoại đạo kia,
Vọng thấy tác, sở tác.