những nhãn hiệu trong tỉnh mà các nhân viên kinh doanh đã dày công khai
thác và tích lũy, mỗi một nhãn hiệu có 30-40 khách hàng, tổng cộng bốn
nhãn hiệu có khoảng 140 khách hàng, vậy là mạng lưới kinh doanh của
Triệu đã mở rộng ra hầu hết tất cả các huyện trong tỉnh.
Sau khi nhận công việc làm đại lí được 3 tháng, Triệu bắt đầu cảm thấy
công việc này có vẻ không dễ làm, thảo nào mà người khác nhường cho
mình nhanh thế. Những sản phẩm này đã xuất hiện trên thị trường nhiều
năm nên giá cả rất rõ ràng. Là đại lí cấp tỉnh cung cấp hàng cho những
khách hàng cấp nhỏ hơn, lợi nhuận chênh lệch mà Triệu nhận được không
đáng kể. Hơn nữa, mặt hàng này phải luôn sẵn sàng, khách hàng cần lúc
nào là anh phải có lúc đó, trước đây, mỗi tháng đại lí cấp dưới lại báo cáo
số lượng cần mua với nhà sản xuất một lần, hàng để đến tay đại lí phải
trong vòng 10 ngày nên số lượng hàng mỗi lô thường khá lớn, việc
buôn bán cũng nhẹ nhàng hơn. Còn bây giờ, đã có Triệu là đại lí cấp tỉnh,
hàng từ trên đại lí về đến huyện chậm thì 2 ngày, nhanh thì ngay trong
ngày, chính vì thế mà các cửa hàng coi đại lí là một cái kho chứa hàng, mỗi
lần đặt hàng chỉ lẻ tẻ vài trăm tệ, chỉ một ngày sau là có hàng nên không
cần phải trữ sẵn hàng trong tiệm của mình nữa. Việc này chẳng khác gì làm
khó Triệu, đưa có một chút hàng mà cũng phải dùng đến xe, tiền xăng xe có
khi còn hơn cả tiền lãi và còn khiến nhân viên vận chuyển rất vất vả.
Các khách hàng thường lấy sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng ở chỗ
Triệu, còn những sản phẩm khác thì không mua, do đó không bán hàng mới
thì không được mà bán thì cũng chẳng được bao nhiêu tiền, chẳng khác nào
làm không công. Ý định ban đầu của Triệu là kiếm chút tiền nhờ việc làm
đại lí, sau đó dựa vào mạng lưới vốn có để có thêm khách hàng, quảng cáo
cho những sản phẩm khác của mình. Nào ngờ mọi chuyện diễn ra khác hẳn
so với dự tính.
Triệu liền đến tìm Vũ - một người anh họ đang làm chủ câu lạc bộ những
người có xe ô tô, tuy không làm nghề sản xuất phụ tùng ô tô nhưng cũng có