KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - Trang 181

công ty mẹ, nếu một công ty muốn bán chịu hàng để nâng cao doanh số,
công ty đó sẽ phải kết toán riêng với đại lí để không ảnh hưởng đến lợi
nhuận của các công ty khác. Nhờ hình thức tập đoàn hóa này của Tiểu Vũ,
đại lí có thể lấy tất cả hàng hóa mà họ cần chỉ trong một lần nên rất hoan
nghênh. Đồng thời, vì Tiểu Vũ đang là nhà cung cấp lớn nhất nên các đại lí
cũng không dám để nợ tồn nhiều, nếu đắc tội với Tiểu Vũ thì nguồn cung
hàng của họ cũng bị mất. Trước đây, cho dù các đại lí nợ tới hơn 50 nghìn
tệ thì nhà sản xuất cũng không nhờ tới các cơ quan công quyền để đòi nợ vì
nhiều khi chi phí kiện cáo còn cao hơn cả số tiền đòi được. Nhưng tình hình
bây giờ đã khác, nếu có tranh chấp về kinh tế thì Tiểu Vũ sẽ ra mặt với
danh nghĩa tập đoàn lớn, như vậy thì phí tổn mà mỗi công ty con phải chịu
cũng giảm bớt đi.

Tiểu Vũ và các đồng hương đã dùng hình thức hợp nhất thương hiệu và tái
tổ hợp mạng lưới đối tác để chiếm được vị trí vững vàng trên thị trường.

Bài học tâm đắc

Trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế hàng hóa, rất nhiều công ty
không thể áp dụng hình thức kinh doanh chuẩn mực như kiến thức được
dạy trong nhà trường. Thương hiệu là khả năng cạnh tranh then chốt trong
bối cảnh kinh tế hiện nay - khi các doanh nghiệp mới còn chưa tạo dựng
được thị trường và ngành nghề thì có lẽ mối quan hệ chính là nhân tố quan
trọng hơn cả thương hiệu. Khai thác một cách tối đa các mối quan hệ sẵn có
và tiềm năng của mình, mở rộng mạng lưới và đáp ứng nhu cầu trong đó để
mạng lưới đó chấp nhận bạn, trước tiên cần phải tồn tại thì mới có thể phát
triển được. Như vậy thì khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, bạn mới có
thể tạo ấn tượng với người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng đã xác nhận
được sản phẩm nào phù hợp với mình thì mới là lúc thương hiệu lên ngôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.