vốn là một ngành nghề không cần đến kĩ thuật cao thì cạnh tranh về giá cả
chính là vũ khí lợi hại nhất. Vòng cạnh tranh ác tính lúc này giữa các
doanh nghiệp chỉ có thể là hạ giá sản phẩm hoặc đánh liều làm hàng giả.
Thi nhau giảm giá, thi nhau làm hàng giả giá rẻ, có lúc doanh nghiệp
chẳng kiếm được một xu lãi, kết quả là đẩy việc kinh doanh của toàn bộ
ngành nghề đến chỗ phá sản. Nhưng có người lại có thể đột phá từ vòng
vây giá rẻ đó để kiếm được rất nhiều tiền, làm nên một huyền thoại.
Quê Kha được coi là một trong những thị trường cúc áo lớn nhất nước, vì ở
đó có tới hàng trăm hàng nghìn cơ sở sản xuất cúc áo. Ban đầu, công việc
làm ăn rất tốt, chỉ trong vài năm mà ông chủ các cơ sở sản xuất cúc áo đã
có tiền để xây nhà tầng. Chứng kiến người khác kiếm tiền dễ dàng, Kha
cũng cảm thấy nôn nóng và đầu tư xây dựng một cơ sở làm cúc áo, mơ
tưởng đến khi sản phẩm làm xong tung ra thị trường, các nhà buôn sẽ thi
nhau tới đây mua hàng, cúc áo sẽ biến thành tiền bạc muôn màu muôn sắc.
Thế nhưng những ngày tháng tươi đẹp đó không kéo dài, số xưởng sản xuất
cúc áo ngày một tăng lên, khi cung đã vượt cầu thì bắt đầu nảy sinh sự cạnh
tranh khốc liệt. Để thu hút người mua, các xưởng sảnxuất liên tục giảm giá
thành, lợi nhuận từ một chiếc cúc áo từ 0.15 tệ bị hạ xuống còn 0.1 rồi 0.05
tệ. Có một số loại, lợi nhuận còn giảm xuống một cách tệ hại chỉ còn 0.01
đồng. Bên cạnh đó, để giảm giá thành sản phẩm, các nhà sản xuất còn dùng
nguyên liệu giả, kém chất lượng. Kha không làm hàng giả nên sản phẩm
của anh không thể tạo ra ưu thế về giá so với những đối thủ cạnh tranh
khác.
Anh cảm thấy rất khó xử, nếu không làm hàng giả, tuy sản phẩm làm ra có
chất lượng tốt nhưng vẫn không có người mua; ngược lại, nếu làm hàng giả
thì một là sẽ đi ngược lại lương tâm, hai là làm hàng giả tiền đồ cũng không
sáng sủa gì, hơn nữa, cuộc chiến giá cả giữa các loại cúc áo giả cũng rất
khốc liệt, dù có làm giả thì lợi nhuận cũng không là bao, cuối cùng cơ sở
sản xuất chắc chắn sẽ bị các cơ quan chức năng kiểm tra và đóng cửa.