KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - Trang 74

Lí nghiêm túc lắng nghe ý kiến của các bạn, cảm thấy họ nói rất thấu tình
đạt lí, bản thân mình không nên bị chiến thắng làm mờ mắt, ghen tị với
những người mở nhà hàng lớn kiếm nhiều tiền mà quên mất ưu thế của
chính mình. Thế là Lí đóng cửa nhà hàng, chuyển nhượng mặt bằng cho
người khác, bị lỗ mất hơn 100 nghìn tệ. Tuy có xót xa nhưng anh quay lại
đầu tư thêm vào quán đậu phụ thối, bán thêm mười mấy loại thức ăn kèm
khiến cho doanh thu ở các cửa hàng đều tăng vọt. Anh còn đổi tên cửa hàng
là Đậu phụ thối Tiểu Línhư một cách củng cố thương hiệu của riêng mình,
rất nhiều khách hàng ghi nhớ và thường xuyên tìm đến quán của anh. Anh
vẫn muốn mở rộng kinh doanh, nhưng không dại gì đặt chân vào lĩnh vực
nhà hàng mà mình không quen thuộc nữa mà mở nhiều cửa hàng ở các
vùng lân cận, đưa món Đậu phụ thối Tiểu Lí vào con đường chuyên nghiệp
hóa.

Bài học tâm đắc

Kinh doanh nhỏ kị nhất là phức tạp. Vốn đầu tư hạn hẹp, hơn nữa những
người làm kinh doanh nhỏ lẻ hầu hết đều là những người lao động phổ
thông, thiếu kinh nghiệm quản lí doanh nghiệp lớn. Chỉ khi có quan niệm
“quý hồ tinh bất quý hồ đa” thì mới có chỗ đứng vững vàng trên thương
trường. Một khi đã “tinh” thì sẽ có tiếng tăm, có thương hiệu; có thương
hiệu rồi có thể từ từ mở rộng quy mô, dần dần cũng có thể làm ông chủ lớn.

6. PHÁT HÀNH HÀNG LOẠT, DÙNG
THỊ PHẦN ĐỂ KHỐNG CHẾ ĐỐI THỦ

Những sản phẩm đặc sắc và chất lượng tốt luôn được khách hàng nhiệt liệt
hoan nghênh, đó chính là một nguyên tắc trong kinh doanh. Có cái mà
người khác không có, chất lượng vượt trội hơn hẳn của người khác thì mới
có thể đứng vững trên thương trường. Nhưng có những lúc, dù sản phẩm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.