được có vài đồng lương, tháng nào tiêu hết tháng đấy, nếu có dư thì cũng
chẳng đáng là bao.
Tấn vui mừng cảm thấy như đã đào trúng “mỏ vàng”, vội vàng trở về quê
và thu mua tóc với số lượng lớn, sau nửa năm, anh đã trở thành một ông
chủ nhỏ tháo vát trong mắt người dân, lại có cả tiền xây nhà tầng. Tuy thế,
vùng quê của Tấn vẫn còn khá lạc hậu, anh thường chỉ tìm mua tóc của
những người thân thích, quen biết, chứ ra đường lôi kéo con gái nhà người
ta đi cắt tóc, không cẩn thận sẽ bị cho là “lưu manh”. Tất cả những người
có thể bán tóc, Tấn đều đã tìm tới, một mái tóc trong ngày một ngày hai
làm sao có thể dài ra như cũ, chính vì thế, công việc kinh doanh của Tấn
bắt đầu trở nên khó khăn hơn. Từ sau khi Tấn có tiền, nhà anh cũng trở nên
đông đúc hơn hẳn, nào là bạn học cũ, bạn bè cùng trang lứa, bạn của bạn
cũ, mấy người họ hàng xa lắc xa lơ cũng đến, họ đều muốn học hỏi cách
kiếm tiền. Tấn liền nhờ họ giúp mình thu mua tóc, họ sẽ được hưởng hoa
hồng khoảng 10 - 20 tệ/bộ tóc tùy theo chất lượng.
Cứ như thế, tiếng tăm tiệm thu mua tóc của Tấn đã vang dội khắp hang
cùng ngõ hẻm, tuy tiền lãi từ một bộ tóc bị giảm xuống một chút nhưng lợi
nhuận toàn bộ đã tăng lên mười mấy lần, dù sao thì thị trường tóc giả cũng
không bị bão hòa như những mặt hàng khác. Những xưởng sản xuất tóc giả
ở Quảng Đông đều biết đến Tấn và liên hệ với anh để mua hàng. Đơn đặt
hàng nhiều đến mức cho dù cắt hết tóc của các cô gái trong làng, trong
huyện cũng không đủ mà bán. Tấn lại chuyển hướng sang các vùng lân cận,
nhưng biết tìm đâu ra người quen biết để giới thiệu? Vấn đề nan giải này
cần phải có cách giải quyết khác.
Sau đó, Tấn đã mời một thợ làm tóc về quê dạy nghề và mở tiệm cắt tóc,
hấp tóc miễn phí. Thanh niên trong làng từ trước đến nay đã quen ra ngoài
kiếm tiền, nay được học nghề miễn phí tại quê nhà nên tới tấp đến đăng kí
xin học. Sau khi các học viên hoàn tất khóa học và có thể hành nghề, Tấn
thỏa thuận giá mua từng bộ tóc với họ rồi phân họ đi khắp nơi cắt tóc cho