mọi người. Anh còn đưa cho các học viên rất nhiều ảnh của các ngôi sao
điện ảnh để tóc ngắn để họ dán lên hộp dụng cụ, tạo ấn tượng cho khách
hàng rằng tóc ngắn mới là thời thượng, sành điệu, còn tóc dài đã lỗi thời
rồi.
Những cô thôn nữ từ thuở tấm bé đã quen để tóc dài nay bắt đầu muốn thay
đổi một chút cho mới mẻ, cắt tóc không mất tiền lại còn được trả thêm tiền
nên đội cắt tóc của Tấn thường xuyên có mặt ở những vùng nông thôn. Ở
đó có rất nhiều cô gái vẫn còn để tóc dài, một bím tóc bán được mấy chục
tệ là đủ sức hấp dẫn đối với họ, hơn nữa tay nghề cắt tóc và tạo kiểu của
thợ của Tấn cũng khá ổn, cao hơn nhiều so với những tiệm cắt tóc ở các
vùng quê nên các cô gái trẻ rất thích. Bởi vậy mà đội cắt tóc và thu mua tóc
của Tấn kiếm được khá nhiều tiền.
Một người làm được thì nhiều người cũng muốn làm, càng ngày càng có
nhiều người tham gia vào việc kinh doanh tóc giả, dần dần, công việc cắt
tóc dạo trở thành nghề nghiệp chính của người dân nơi đây. Tuy giá của
mỗi bím tóc đã giảm xuống chỉ còn 10 tệ, lợi nhuận cũng giảm nhiều nhưng
mỗi năm Tấn vẫn có thể bán được vài nghìn bộ tóc như thế. Đồng thời, lúc
này ở quê cũng nổi lên một vài nhà cung cấp tóc ngang hàng với Tấn. Mấy
năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của chính phủ, quê Tấn đã trở thành thị
trường cung cấp tóc giả lớn nhất toàn quốc. Dựa vào ưu thế vốn có, Tấn đã
tự mình mở một xưởng sản xuất tóc giả, mời các công nhân, nhà thiết kế
giỏi về làm cho mình và dần dần chuyển đổi thành doanh nghiệp gia công
thương mại chuyên nghiệp.
Bài học tâm đắc
Mái tóc là một phần tự nhiên của cơ thể con người, bình thường vốn không
có giá trị tiền bạc. Trước kia chỉ có các đoàn biểu diễn cần đến tóc giả, mà
số lượng cũng chỉ vài ba bộ nên không thể làm giàu nhờ tóc giả.