Vậy là cửa tiệm của chị lại có thêm hai món chủ đạo mới là thịt gà và trứng
gà.
Mỗi khi có khách tới, chị Châu đều dẫn họ đi thăm quan nơi nuôi sâu bột
và gà trong trang trại của mình, những người thành phố thường thích những
điều mới mẻ, bên cạnh đó, đây cũng là một trải nghiệm rất thú vị. Sau khi
thăm quan, ăn uống, họ còn mua gà và trứng gà về nhà để làm quà và dùng
dần. Tất nhiên, giá bán gà và trứng gà nhà chị Châu cao hơn so với thị
trường một chút. Vậy là chị Châu không những đã biến những quả táo bỏ đi
trong trang trại nhà mình thành thứ hữu dụng mà còn khuyến khích các hộ
khác cùng tham gia ngành nghề này.
Bài học tâm đắc
Tất cả sự vật trên thế giới này đều có sự hữu dụng riêng, không có thứ gì
đơn giản là phế liệu, điều quan trọng là bạn có thể phát hiện ra giá trị ẩn
chứa bên trong những thứ phế liệu đó hay không. Rất có thể, ở thời điểm
này, địa điểm này, đối với người này, đó chỉ là phế liệu nhưng ở thời điểm
và địa điểm khác, thứ phế liệu này lại là thứ cần thiết và có ích cho người
khác. Có những loại rác thải sau khi được gia công đã có giá trị lớn hơn
hàng trăm, hàng nghìn lần. Ví dụ, sắt vụn cũng có thể dùng để tạo nên một
tác phẩm nghệ thuật được rất nhiều người làm nghệ thuật đánh giá cao.
3. TÍCH HỢP SẢN PHẨM, TAY KHÔNG
LẬP NÊN THƯƠNG HIỆU
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một doanh nghiệp không
chỉ phải đối mặt với những đối thủ cùng địa phương mà còn cả những đối
thủ khắp trong nước và nước ngoài nữa, đó chính là lí do tầm nhìn toàn
cầu hóa ngày càng được nhiều người đề xướng. Trong xu thế toàn cầu hóa,
sự phân công xã hội tất nhiên sẽ chuyên sâu và chi tiết hơn, các doanh
nghiệp cần phải chuyên nghiệp hóa, củng cố kĩ thuật hạt nhân của mình để