Vào ngày tết nguyên tiêu lúc cô còn bé, các sạp hàng trong chợ phiên đều
được trang trí bằng những cái đèn lồng đủ màu sắc.
Bà ngoại nắm bàn tay nhỏ của cô đi qua biển ánh sáng.
Thỉnh thoảng quay đầu lại thì có thể nhìn thấy bóng dáng mạnh mẽ rắn rỏi
của ông ngoại, tới gần thì sợ bị bà ngoại ghét bỏ, đi xa thì lại lo sẽ bị lạc.
Sau khi cô trưởng thành thì mới hiểu được, khi đó trong mắt ông ngoại có
chứa biển cả gợn sóng, có nương dâu trùng điệp, mà chỉ khi nhìn bà ngoại
thì ông ngoại mới có ánh mắt như thế.
Kinh Mịch Ngọc về đến nhà, đá giày cao gót ra khỏi chân, đổ người vào
ghế sofa. Cô ôm con gấu bông thật to bên đầu kia của ghế sofa qua, vọng
tưởng bản thân mình vẫn còn được bà ngoại ôm trong ngực.
Thật muốn được yên giấc nghìn thu như thế.
Cô choáng váng, ngủ say sưa đến hơn hai giờ mới tỉnh dậy đi tắm rửa.
Cô nhìn người phụ nữ trong gương nhếch nhếch miệng, lộ ra chiêu bài của
mình, một khuôn mặt tươi cười đã luyện từ lâu.
Thật mệt mỏi.
Đều tại lão Chu, lại nghĩ ra cách “tìm ngọc mà yêu thì sẽ không lầm” rồi
theo hướng đó để tính toán.
Lúc ấy ông nói rất dễ nghe, “Cháu nghĩ đi, năm đó ba nhà đã lập nên lời
thề, hễ những ai biết về ngọc ở núi Kinh thì đều phải đặt tên con có chữ
Ngọc. Đến thế hệ này, họ Kinh chỉ sinh con gái, mà mặt khác hai gia đình
kia đều chỉ có con trai. Cháu chỉ cần tìm người đàn ông trong tên có chữ
Ngọc, càng về sau tỉ lệ bại lộ sẽ càng cao vì mọi người luôn rất nhạy cảm
với những hồi ức kỳ quái. Nói đến đây, ông còn cười cười, cười đến mức
kính lão cũng trượt xuống cánh mũi, “Nhân cơ hội này chú sàng loc mấy
thằng nhóc đẹp trai, nói không chừng lại bắt được một mối nhân duyên
tốt.”
Đã một năm trôi qua, cách “tìm Ngọc để yêu” lại không có thu hoạch gì.
Có lẽ lão Chu chỉ đơn giản muốn đổi sang nghề mai mối nên mới đem cô ra
làm thí nghiệm mà thôi.
****