như chết chìm chết trầm.
Hội sở này có một bác sĩ chuyên phục hồi, hồi sức. Anh ta thấm một ít chất
lỏng trên mặt Kinh Mịch Ngọc, đưa lên mũi hít một hơi, “Hình như là nước
ớt cay. Ở đây tôi không có thiết bị, vẫn phải đưa đến bệnh viện.”
Yến Ngọc muốn hút thuốc, nhưng chỉ là suy nghĩ thoáng qua trong một
giây. Giây sau anh hỏi, “Bệnh viện nào gần đây nhất?”
Giản Dự nói, “Phòng khám của một người bạn tôi cách đây chưa tới hai cây
số.”
Yến Ngọc nhướng mày với anh ta.
Giản Dự bước ra ngoài, “Để tôi gọi tài xế đưa hai người đi.”
Yến Ngọc ôm Kinh Mịch Ngọc.
Kinh Mịch Ngọc co ro trong ngực anh, trước mắt nhập nhèm mấy lớp
quầng sáng chói mắt, “Tôi có thể sẽ bị mù đúng không?” Cô thật sự rất sợ.
Anh bình tĩnh trả lời, “Sẽ không.”
Bên trong phòng khám, bác sĩ dùng dung dịch rửa mắt tẩy rửa kết mạc của
cô.
Ngoài cửa, Yến Ngọc ngậm điếu thuốc, “Chuyện xảy ra ngay trên địa bàn
của ông, Giản Ngọ, có phải ông nên cho tôi một lời giải thích không?”
“Yên tâm, sẽ cho ông một lời giải thích.” Gương mặt Giản Dự lạnh lẽo như
phủ băng, gọi điện thoại cho quản lý.
Quản lý vội vàng gửi video theo dõi tới.
Giản Dự xem vài giây thì gửi cho Yến Ngọc.
Yến Ngọc bật cười một tiếng, “Là một đứa trẻ vô kỷ luật
[1]
à?”
[1] Chỗ này tác giả dùng là “trẻ em gấu,” là từ thường được dùng để mô
tả là những đứa trẻ nghịch ngợm, không biết gì, vô kỷ luật và không được
gia đình giáo dục tốt. Tất nhiên, có thể hiểu rằng sự thiếu hiểu biết của trẻ
gấu thường là kết quả của sự nuông chiều và tình yêu quá mức của cha mẹ.
Giản Dự, “Vậy thế nào đây? Muốn so đo luôn sao?”
“Đương nhiên là muốn. Nhớ năm đó ở Phục Chúc, lúc tôi ba tuổi từng tuột
váy của một cô bé, xém chút nữa mẹ tôi đã đánh chết tôi rồi.” Yến Ngọc
thở ra một vòng khói, “Chẳng phải sao? Khi trưởng thành tôi đối với phụ