[1] Điên đường (road rage) là thuật ngữ xuất phát từ phim ảnh Mỹ thập
niên 50 của thế kỷ trước, dùng để mô tả tình trạng nóng giận, thần kinh bất
ổn định, không thể kiểm soát trong khi lái xe.
“Chắc là vậy.” Khóe mắt Kinh Mịch Ngọc vẫn còn vương nước mắt, uống
hai ngụm nước.
Mỗi lần khóc như thế này, cho dù thân thể không cử động nhưng lại rất mệt
mỏi, mệt mỏi đến không còn chút sức lực nào.
Yến Ngọc nhìn ra được cô đang rất mỏi mệt, nói, “Xuống xe hít thở không
khí đi.” Anh mở cửa xe, bước xuống, lấy một tấm biển báo hình tam giác ra
từ cốp xe sau, đặt cách xe cỡ 50 mét.
Lúc Kinh Mịch Ngọc cởi dây an toàn phải nhấn chốt mở mấy lần mới
được. Cô dùng tay chải sơ tóc, mang giày bước xuống, đi đến bên cạnh
anh, hai bàn tay tạo thành hình tam giác, chống ngay trán, “Thật xin lỗi.”
“Tại sao lại xin lỗi?” Một tay Yến Ngọc đút túi, đứng trước lan can đường
cao tốt, đôi mắt nồng nàn như rượu chưng cất thơm ngát nhìn cô chăm chú.
“Tôi đã thất thố.”
“Nếu là thế thì càng không cần phải xin lỗi.”
Cô đứng sóng vai với anh.
Chỗ họ đang đứng là đoạn đường chuyển tiếp trên cao tốc, cách khu dân cư
khá gần, vì để ngăn cản tạp âm và bụi bẩn nên bên đường trồng một hàng
cây đại thụ thẳng tắp.
Ngoại trừ nhìn cây thì cũng chỉ có thể nghe tiếng còi xe.
Hai người đứng mấy phút, im lặng không nói gì, không phải là do bầu
không khí tẻ ngắt, chỉ là cô không muốn nói, anh cũng hiểu nên cũng
không nói.
Sau khi cảm xúc của Kinh Mịch Ngọc đã hòa hoãn trở lại thì hít sâu một
hơi.
Lúc này, Dư Tinh Hà gọi tới hỏi, “Hai người đang ở đâu vậy? Bọn tôi tới
nơi hết rồi.”
Yến Ngọc trả lời chậm rãi, “Còn đang ở đường cao tốc.”
Dư Tinh Hà nhìn đồng hồ, lại hỏi, “Vậy bao giờ hai người mới tới được?”
“Để xem.” Yến Ngọc không nói nhiều, cứ thế mà cúp điện thoại.