266
Chương IV - Bốn Pháp
Vyagghapajjà, đây gọi là tâm thanh tịnh; với lời nguyện:
"Nếu tâm thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy
đủ. Nếu tâm thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm
chỗ này chỗ kia với trí tuệ". Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ
lực, phấn chấn, không có thối thất, chánh niệm tỉnh giác, này
các Vyagghapajjà, đều được gọi là tâm thanh tịnh tinh cần
chi phần.
4. Và này các Vyagghapajjà, thế nào là kiến thanh tịnh
tinh cần chi phần?
Ở đây, này các Vyagghapajjà, Tỷ-kheo như thật quán
tri: "Ðây là khổ"; như thật quán tri: "Ðây là khổ tập"; như
thật quán tri: "Ðây là khổ diệt"; như thật quán tri: "Ðây là
con đường đưa đến khổ diệt". Này các Vyagghapajjà, đây gọi
là kiến thanh tịnh; với lời nguyện: "Nếu kiến thanh tịnh như
vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu kiến thanh tịnh
như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí
tuệ". Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có
thối thất, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều
được gọi là kiến thanh tịnh tinh cần chi phần.
5. Và này các Vyagghapajjà, thế nào là giải thoát thanh
tịnh tinh cần chi phần?
Vị Thánh đệ tử nào, này các Vyagghapajjà, thành tựu
với giới thanh tịnh tinh cần chi phần này, thành tựu với tâm
thanh tịnh tinh cần chi phần này, và thành tựu với kiến thanh
tịnh tinh cần chi phần này, tâm được ly tham đối với các
pháp hấp dẫn, tâm được giải thoát đối với các pháp cần được
giải thoát. Vị ấy, sau khi tâm được ly tham đối với các pháp
hấp dẫn, tâm được giải thoát đối với các pháp cần được giải
thoát, cảm xúc chánh giải thoát. Này các Vyagghapajjà, đây
gọi là giải thoát thanh tịnh; với lời nguyện: "Nếu giải thoát
thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu