284
Chương IV - Bốn Pháp
đến nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng giữ gìn,
những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.
9. Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các loại hạt giống và
các kloài cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm,
từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát,
nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng giường cao và
giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận
các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống; từ bỏ không nhận
đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ
không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ
bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái;; từ bỏ không nhận
ruộng nương đất đai;; từ bỏ không dùng người làm môi giới,
hoặc tự mình làm người đưa tin; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ
các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà
hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo, gạt lường; từ bỏ không
làm thương tổn, sát hại, câu thúc, cướp đường, cướp giật,
cưỡng đoạt.
10. Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân,
với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang
theo (y và bình bát), như con chim bay đến chỗ nào cũng
mang theo hai cánh. Cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y
để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào
cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội
tâm hưởng lạc không có lỗi lầm.
11. Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung,
không nắm giữ tướng riêng. Do nguyên nhân gì khiến nhãn
căn này không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất
thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì
nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng...,
mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc.. ý nhận thức
các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ