258
Chương V - Năm Pháp
không thể thụ thai. Và này Dona, vì sao người Bà-la-môn
không đi đến người đàn bà có mang? Này Dona, nếu vị Bà-
la-môn đi đến người đàn bà có mang...(như trên)...Nữ Bà-la-
môn đối với nam Bà-la-môn chỉ có mục đích đẻ con. Vị ấy từ
dâm dục (đúng pháp) sinh con rồi, do ưa thích con nít, sống
trong gia đình, không xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia
đình. Cho đến sự giới hạn của các Bà-la-môn thời xưa, vị ấy
đứng tại đấy, không vượt qua giới hạn ấy. Cho đến giới hạn
của các Bà-la-môn thời xưa, vị ấy đứng ở đấy, không vượt
qua giới hạn ấy. Này Dona, do vậy Bà-la-môn được gọi là có
giới hạn. Như vậy, này Dona, là Bà-la-môn có giới hạn.
6. Và này Dona, thế nào là một Bà-la-môn vượt qua
giới hạn?
Ở đây, này Dona, Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và
phụ hệ... về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy trong 48 năm
sống Phạm hạnh đồng trinh, học tập chân ngôn. Sau khi sống
48 năm Phạm hạnh đồng trinh, sau khi học tập chân ngôn, vị
ấy tìm kiếm tài sản Ðạo Sư cho vị Ðạo Sư một cách đúng
pháp, không phải phi pháp. Ở đây, này Dona, pháp là gì?
Không phải nhờ cày bừa, không phải nhờ buôn bán, không
phải nhờ chăn bò, không phải do cung tên, không phải do
làm người của vua, không phải do một nghề gì khác, hoàn
toàn chỉ do khất thực, không khinh thường bình bát của
người khất sĩ. Sau khi giao lại tài sản Ðạo sư cho bậc Ðạo sư,
vị ấy đi tìm vợ một cách đúng pháp và phi pháp. Do mua, do
bán với nữ Bà-la-môn được nước tưới lên, vị ấy đi đến nữ
Bà-la-môn, cũng đi đến nữ Sát-đế-lỵ, cũng đi đến nữ Tỳ-xá,
cũng đi đến nữ Thủ-đà, cũng đi đến nữ Chiên-đà-la, cũng đi
đến nữ săn bắn, cũng đi đến nữ đan tre, cũng đi đến nữ làm
xe, cũng đi đến nữ thổ dân, cũng đi đến người đàn bà có
mang, cũng đi đến người đàn bà đang cho con bú, cũng đi