Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
395
sau: "Ta rõ biết: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái
này nữa"".
4. - Và như thế nào, này Hiền giả, tâm vị Tỷ-kheo được
khéo tích tập với tâm ý?
- "Ly tham là tâm của ta", như vậy tâm vị ấy được khéo
tích tập với tâm ý. "Ly sân là tâm của ta", như vậy tâm vị ấy
được khéo tích tập với tâm ý. "Ly si là tâm của ta", như vậy
tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. "Tánh không có tham
là tâm của ta", như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm
ý. "Tánh không có sân là tâm của ta", như vậy tâm vị ấy
được khéo tích tập với tâm ý. "Tánh không có si là tâm của
ta", như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. "Tánh
không chuyển hướng về dục hữu là tâm của ta", như vậy tâm
vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. "Tánh không chuyển
hướng về sắc hữu là tâm của ta", như vậy tâm vị ấy được
khéo tích tập với tâm ý. "Tánh không chuyển hướng về vô
sắc hữu là tâm của ta", như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập
với tâm ý.
5. Như vậy, này Hiền giả, với Tỷ-kheo có tâm chánh
giải thoát như vậy, nếu các sắc do mắt nhận thức mạnh mẽ đi
vào giới vực của con mắt, các sắc không chinh phục tâm vị
ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động.
Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng; nếu các tiếng do tai
nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của lỗ tai... nếu các
hương do mũi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của lỗ
mũi... nếu các vị do lưỡi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức
của lưỡi... nếu các xúc do thân nhận thức mạnh mẽ đi vào
giới vức của thân. nếu các pháp do ý nhận thức mạnh mẽ đi
vào giới vức của ý... Các pháp không chinh phục, tâm vị ấy,
tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị
ấy tùy quán sự diệt tận của chúng. Ví như, này Hiền giả, một