Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
53
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các
tưởng bất tịnh, nhưng tâm lại chạy theo, đắm vào dâm dục,
không khởi lên nhàm chán, thời Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu
rằng: "Tưởng bất tịnh không được ta tu tập; ở nơi ta không
có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả tu tập". Ở
đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo
sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở
lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm
vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời
Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng bất tịnh được ta tu
tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả tu
tập". Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng bất tịnh, này các
Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có
lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh,
được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.
5. Tưởng chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm
cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, được nói đến như
vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
6. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng chết,
thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng không thích thú sự
sống, do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên
nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác trước là tưởng
bất tịnh, đây là tưởng chết, với sự thay đổi cần thiết)... Do
duyên gì được nói đến như vậy.
7. Tưởng nhàm chán đối với món ăn, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn,
như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
8. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các
tưởng nhàm chán đối với các món ăn, thời tâm thối lui...
không tham ái các vị; do đó tâm vị ấy không căng thẳng,
thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ