54
Chương VII - Bảy Pháp
khác đây là tưởng nhàm chán đối với các món ăn)... Do
duyên gì được nói đến như vậy.
9. Tưởng không hoan hỷ đối với các thế giới, này các
Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có
lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến
như vậy?
10. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với
tưởng không hoan hỷ đối với các thế giới, thời tâm thối lui,
tâm trở lưng, quay lưng với các lòe loẹt của thế giới; do đó
tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán,
thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tâm không hoan hỷ
đối với các thế giới và những thay đổi cần thiết)... Do duyên
gì được nói đến như vậy.
11. Tưởng vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập,
được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy
được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
12. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với
tưởng vô thường, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng
với các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng; do đó tâm vị ấy
không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời...
(như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tưởng vô thường với những
thay đổi cần thiết)...
13. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được
tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể
nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như
vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
14. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các
tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén được
an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không
chú tâm, không quán sát; ví như một kẻ giết người giơ đao